3 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường cần lưu ý

Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh tiểu đường trên kênh Family Doctor, tiểu đường/đái tháo đường thực chất là một căn bệnh mãn tính, có xác suất xuất hiện trong đời người của mỗi cá nhân là khá cao.

Theo thống kê cho thấy, số người mắc bệnh tiểu đường trong thực tế đang ngày càng gia tăng, có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều người trẻ đã bị mắc bệnh.

Khi biết mình mắc bệnh tiểu đường, nếu bạn chú ý xử lý kịp thời thì có thể kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Vì vậy, ngay khi có những thay đổi dưới đây thì hãy nên cảnh giác, bệnh tiểu đường có thể đang hình thành và tiến triển trong cơ thể bạn.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tiểu đường

1. Ngứa trên cơ thể

Bệnh tiểu đường là do cơ thể bị thiếu hụt bài tiết insulin nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ra máu bất thường và ngứa da. Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì ngứa ngáy có thể do muỗi/côn trùng đốt nên nhiều người nghĩ đây chỉ là một vấn đề rất thông thường, không để ý đến. Điều này đã vô tình bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

2. Chi dưới có cảm giác bị thiếu máu, nhợt nhạt

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người khi nhấc chân lên cũng có thể nhìn thấy rõ chân mình bị nhợt nhạt, hoặc đỏ tía. Khi điều này xuất hiện là bạn phải cảnh giác, vì rất có thể lượng máu cung cấp cho các chi dưới không đủ, máu lưu thông kém do bệnh tiểu đường gây ra.

3. Khát nước, háo nước bất thường

Cũng có một số người cảm thấy có triệu chứng khát nước bất thường. Đặc biệt, nếu chỉ là khát thông thường thì có thể giải tỏa bằng cách uống nước xong sẽ bình thường trở lại. Nhưng nếu uống nhiều nước vẫn thấy khát thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

(Ảnh minh họa)

Bệnh nhân đái tháo đường nên tránh những thói quen sinh hoạt nào?

1. Hút thuốc

Để đảm bảo sức khỏe cá nhân trong trạng thái tốt nhất, bệnh nhân đái tháo đường phải tránh hút thuốc, thậm chí cần tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc ở những người hút thuốc), vì một số thành phần có trong thuốc lá có thể dẫn đến giảm chức năng tụy.

Sau khi insulin trong cơ thể bị hạn chế bài tiết, không có cách nào để tiết ra đường, và dễ khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể dần dần tăng cao.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến độ bão hòa oxy trong máu, làm cho mỡ máu bị kết dính, nhờn nhớt, có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

2. Uống rượu

Ai cũng biết, uống rượu trong thời gian dài sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể ở trạng thái giãn ra, lâu ngày có thể hình thành bệnh cao huyết áp. Nếu người bệnh tiểu đường giữ thói quen uống rượu sẽ dẫn đến các cơ quan nội tạng bị kích thích bởi rượu, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, và cũng có thể gây ra viêm tụy.

3. Ăn quá nhiều

Bệnh nhân tiểu đường phải kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn hàng ngày, không được ăn quá no. Nếu ăn nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu tuyến tụy không thể tiết ra insulin, quá trình chuyển hóa glucose sẽ bị ảnh hưởng. Cơ thể béo phì quá mức cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, nên chúng ta phải hết sức lưu ý.

Bệnh tiểu đường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả cần chú ý điều trị đúng. Thực tế, bệnh tiểu đường xảy ra thì cơ thể sẽ có rất nhiều bất thường, cần chú ý đến những triệu chứng này trong cuộc sống hàng ngày.

Cuối cùng, các bác sĩ cảnh báo rằng, bạn phải tránh hút thuốc, tránh uống rượu và không ăn quá nhiều, vì tất cả những điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cá nhân của bạn.

Thanh Hà/TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM