Bài thuốc chữa bệnh từ củ nâu

Củ nâu hay còn gọi là thự lương, giả khôi,… mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi phía Bắc nước ta, là thảo dược có vị ngọt nhẹ, tính hàn, tác dụng cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và còn được dùng để điều trị khí hư ở phụ nữ, tiêu chảy, kiết lỵ, liệt nửa người…

Chữa lỵ ra máu mũi
Chuẩn bị: Bã củ nâu 1 lượng vừa đủ.
Thực hiện: Đem dược liệu tán nhỏ, mỗi lần dùng 3g uống với nước cơm. Ngày dùng 3 – 4 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Giảm đau bụng ở phụ nữ sau sinh
Chuẩn bị: Củ nâu 9g và rượu.
Thực hiện: Sắc uống.
Khắc phục khí hư (ra nhiều huyết trắng) ở phụ nữ
Chuẩn bị: Thán khương 8g, đẳng sâm 40g, củ nâu (sao đen) 20g, ích trí nhân 12g, kim anh 12g, bạch đồng nữ 20g, mẫu lệ 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Chống liệt nửa người
Chuẩn bị: 60g củ nâu và 500ml rượu trắng.
Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với rượu trắng trong vòng 5 ngày. Lấy dịch rượu dùng uống trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 30ml.
Giảm đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 15g củ nâu.
Thực hiện: Đem sắc với nước, dùng nước sắc hòa thêm ít rượu vào và uống.
Chữa gãy xương do chấn thương
Chuẩn bị: Củ nâu.
Thực hiện: Đem giã nát dược liệu, sau đó đắp lên vùng khớp bị gãy băng nẹp lại.
Thông ứ khí huyết
Chuẩn bị: Bã củ nâu một lượng vừa đủ.
Thực hiện: Đem sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống với nước đun sôi để nguội, ngày dùng từ 2 – 3 lần.
Lưu ý những điều sau đây:
Củ nâu không chứa độc nhưng có tính hàn nên tránh dùng nhiều hoặc dùng trong thời gian dài.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng dược liệu.
Dùng quá liều có thể gây thiếu sắt, rối loạn chuyển hóa, buồn nôn và tiêu chảy.
QA/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM