Bí quyết giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể

Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể theo cách này nếu ngại uống nước nhé.

Trong cơ thể, nước có một vai trò hết sức quan trọng: là thành phần cấu tạo các cơ quan, trong đó não chứa 85% nước, máu 92%, dịch dạ dày 95%, cơ bắp 75%, xương 22%, răng 10%….Nước vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận; là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể; duy trì nhiệt độ trung bình cho cơ thể; tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể; thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; là thành phần chính của chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức trong mọi vận động; làm ẩm không khí giúp sự hô hấp nhịp nhàng; phòng chống sự hình thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim; cần thiết cho quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Cơ thể cần bao nhiêu nước mỗi ngày?

Nhu cầu nước của mỗi người hằng ngày khác nhau tùy theo tuổi tác, thân nhiệt, cân nặng, cường độ vận động, làm việc, thời tiết… Trung bình một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước. Song để giữ lượng nước của cơ thể cân bằng, chúng ta cần phải uống một lượng nước đủ để thay thế phần mất đi qua bài tiết.

Một cách khác chúng ta có thể tính số nước cần cho cơ thể mỗi ngày bằng cách chia cân nặng tính theo kg cho 30. Chẳng hạn một người nặng 60kg thì lượng nước cần trong một ngày là 2 lít. Tuy nhiên phải lưu ý rằng nếu làm việc, vận động cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn là chỉ sinh hoạt bình thường. Mặt khác mỗi ngày cơ thể bài tiết qua đại, tiểu tiện, mồ hôi và hơi thở mất đi khoảng 1,5 lít nước. Vì vậy phải chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể theo nhu cầu khác nhau hằng ngày.

Lựa chọn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe

Hãy từ bỏ những món ăn nhẹ nhiều carbohydrate như khoai tây chiên, bánh quy… vì chúng chứa rất ít nước. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang những loại đồ ăn nhẹ chứa nhiều nước như sữa chua, sinh tố hoặc trái cây.

Các loại nước uống có màu sắc và hương vị

Uống nước lọc có vẻ hơi đơn điệu. Do đó, bạn có thể thêm một chút hoa quả tươi hoặc thảo dược để làm cho đồ uống hấp dẫn hơn và khiến bạn chăm chỉ uống nước hơn. Những cách đơn giản để tự pha một cốc đồ uống hấp dẫn là thêm vài lát chanh, hoặc một cốc nước ấm thả vài cánh hoa cúc la mã hoặc một cốc trà xanh.

Nước trái cây và rau củ

Nước trái cây và rau củ có tới 85-100% hàm lượng là nước. Trái cây chứa loại đường có thể ngăn tình trạng hấp thụ nước, do đó, bạn có thể thêm nước vào nước trái cây để giảm độ ngọt. Nếu bạn vẫn quan ngại về hàm lượng đường có trong trái cây, bạn có thể thử nước chanh hoặc nước anh đào chua.

Trái cây và rau xanh

Trong mỗi bữa ăn, hãy giữ cho một nửa khẩu phần ăn của bạn là trái cây và rau xanh. Những loại rau và trái cây chứa nhiều nước nhất bao gồm cần tây, cà chua, cam và dưa. Những loại thực phẩm này cung cấp nước, vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

Hướng Dương (t/h)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM