Không nên tắm vào những thời điểm nào?

Tuyệt đối không nên tắm sau 23h, không nên tắm ngay sau khi đi nắng… bởi dễ gây đột quỵ.

1. Khi vừa đi nắng về

Tuyệt đối không nên tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng về.

Tuyệt đối không nên tắm khi vừa đi ngoài nắng về.

Khi vừa đi trời nắng về là lúc mà nhiều người muốn tắm nhất. Tuy nhiên, tắm vào lúc này không giúp giải nhiệt mà gây hại lớn cho cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, tắm khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột, dễ gây đột quỵ. Khi các lỗ chân lông mở ra để thoát nhiệt, tắm khiến nước lạnh thấm vào người, gây chóng mặt, đau đầu, cảm lạnh. Sau khi đi nắng, bạn nên đợi ít nhất 20 phút để khô mồ hôi rồi mới nên tắm.

2. Sau khi tập luyện

Sau khi tập luyện, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể ở mức cao, lỗ chân lông giãn nở. Tắm nước nóng ngay sẽ làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, dẫn tới thiếu máu lên tim, não cục bộ, gây chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và một số bệnh nghiêm trọng khác. Bạn nên chờ ít nhất 15 phút sau khi tập luyện để khô mồ hôi rồi mới đi tắm.

3. Khi đang đói

Khi đói, lượng đường huyết của cơ thể ở mức thấp nhất, không thể đáp ứng được việc tiêu hao nhiệt lượng cần thiết trong quá trình tắm. Vì vậy, tắm vào lúc này dễ gây hạ đường huyết, nguy hiểm hơn là ngất xỉu.

4. Khi vừa ăn no

Khi bạn ăn, nhiệt độ cơ thể luôn cao hơn bình thường để quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru. Vì vậy, tắm ngay sau khi ăn sẽ làm hạ nhiệt độ cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến táo bón và nhiều vấn đề dạ dày khác. Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ 1 – 2 tiếng.

5. Sau khi uống rượu bia

Tắm sau khi uống rượu bia có thể dẫn đến tử vong.

Tắm sau khi uống rượu bia có thể dẫn đến tử vong.

Không ít người có thói quen đi tắm sau khi uống rượu bia bởi nghĩ rằng tắm giúp tỉnh táo, bớt mệt mỏi, thư giãn và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, hành động này có thể dẫn đến tử vong, dù tắm nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, cộng thêm cảm giác say rượu, có thể dẫn đến nôn mửa, ngất xỉu hoặc thậm chí là hôn mê. Tắm nước lạnh có thể khiến lượng đường glucose trong cơ thể tiêu hao nhanh, gây hoa mắt, chóng mặt, cảm lạnh hay thậm chí là vỡ mạch máu.

6. Khi mệt mỏi

Khi thấy mệt mỏi, nhiều người muốn đi tắm để lấy lại tinh thần và giúp tỉnh táo hơn. Điều này hoàn toàn sai vì khi cơ thể mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu giảm, tắm nước lạnh có thể khiến các mạch máu co lại, dẫn đến nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ. Trong khi đó, tắm nước nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, mạch máu mở rộng, dẫn đến nguy cơ suy tim.

7. Khi bị sốt

Khi bị sốt, bạn có thể lấy khăn ấm lau người để hạ nhiệt độ chứ tuyệt đối không được đi tắm. Khi sốt trên 38 độ C, nhiệt lượng tiêu hao của cơ thể tăng khoảng 20%, tắm vào lúc này rất dễ bị cảm lạnh, đồng thời, khiến cơn sốt trở nặng hơn, có thể dẫn tới đột quỵ.

8. Sau 23h

Tuyệt đối không nên tắm sau 23h vì bất cứ lý do gì.

Tuyệt đối không nên tắm sau 23h vì bất cứ lý do gì.

Nhiều người có thói quen tắm trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn nhưng do đi ngủ muộn nên thời gian tắm cũng lùi xuống. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, tuyệt đối không nên tắm sau 23h dù vì bất cứ lý do gì. Đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể yếu và mệt mỏi hơn sau một ngày làm việc vất vả, tác động của nước khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi nhanh chóng, làm các mạch máu co lại, huyết áp giảm, dễ gây thiếu máu lên não – nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

9. Sau khi ‘yêu’

Sau khi ‘yêu’, nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được thư giãn, thả lỏng tối đa, các lỗ chân lông mở rộng. Tắm vào lúc này có thể khiến bạn bị cảm lạnh. Tệ hơn, nhịp tim thay đổi kèm theo các triệu chứng co rút có thể dẫn đến tai biến do co mạch máu tức thời. Tốt nhất, bạn nên nghỉ ngơi 10 – 15 phút để cơ thể về trạng thái bình thường rồi mới đi tắm.

Vienne (Theo Women’s Health Magazine, Healthline)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM