Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Chỉ số đường huyết là gì? 
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục, thậm chí khác nhau từng phút. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết. Đường huyết tăng sau ăn gây tăng lipid máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa và tạo ra các stress oxy hoá góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ; làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường và những người có đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn đoán tiểu đường.
Ăn gì để hạ đường huyết?
Việc bạn ăn gì, uống gì có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Vì thế, để hạ đường huyết, bạn nên tham khảo ăn một số loại thực phẩm dưới đây.
Nước lọc
Nước sẽ làm loãng máu và giảm bớt lượng đường trong máu. Bạn nên uống liền hai ly nước lớn, cho 3 phút uống ly nước thứ ba sẽ khiến bạn đi tiểu. Đây là cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu.
Trà xanh
Trà xanh là một thức uống quá quen thuộc với nhiều người. Ngoài những công dụng như giải độc cơ thể, giảm huyết áp, giảm stress, trà xanh còn giúp hạ đường huyết nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp cho lượng đường trong máu giảm xuống còn 30mg. Vì thế hãy uống một tách trà xanh mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Rượu vang đỏ
Uống một ly rượu vang đỏ giúp sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, phải là rượu vang đỏ, không phải là rượu vang trắng, bia hay những loại đồ uống có cồn, kích thích khác.
Quế
Rắc một vài thìa cà phê quế vào sữa chua hoặc thỉnh thoảng nhấm nháp một chút quế sẽ giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Giấm 
Người bị mắc bệnh tiểu đường có thể uống 2 muỗng giấm trước bữa ăn để không tăng lượng đường trong máu sau ăn. Người bị tiểu đường cũng có thể trộn giấm với các loại rau ăn để làm giảm sự gia tăng đột biến glucose trong máu.
Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng giúp hạ đường huyết trong máu. Nếu bạn ăn liền 2 muỗng bơ đậu phộng, lượng đường huyết trong máu sẽ hạ xuống khoảng 40mg. Tuy nhiên bạn lưu ý không nên ăn bơ đậu phộng với bánh quy hoặc bánh mì vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu lên nhanh.
Hạnh nhân
Khi lượng glucose trong máu cao, hãy ăn một ít hạnh nhân hoặc quả bồ đào. Hai loại quả này sẽ giúp giảm lượng đường trong máu nhanh chóng.
Để hạ đường huyết, bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết, các bạn nên có chế độ vận động phù hợp như chạy bộ, đạp xe hoặc một số động tác uốn dẻo.
Lưu ý
– Để kiểm soát tăng glucose máu sau ăn, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp, tránh thức ăn nhiều tinh bột và đường như bánh mì, bánh ngọt, nước có ga… Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kĩ. Tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… cũng giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
– Không nên để lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp. Khi lượng đường trong máu sụt giảm, tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng glucagon, một hooc môn giúp cơ thể phá vỡ lượng glucose dự trữ trong máu. Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp sẽ gây tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, thậm chí có thể gây tử vong.
– Bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra thường xuyên. Một số thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa như nước trái cây, 1 muỗng canh mật ong, 4 – 5 bánh mặn, 3 – 4 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh đường có thể giúp ích cho bạn khi đường huyết bị hạ xuống quá thấp. Khi có triệu chứng hạ đường huyết nặng, cần xin chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp (như glucagon).
Mai Anh-t/h
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM