Người tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu: Đừng chủ quan cho một cơn đột quỵ!

Tăng huyết áp, đái tháo đường và mỡ máu cao có mối liên hệ mật thiết với nhau, đưa người bệnh càng đến gần với đột quỵ. Vì vậy, dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu mắc những căn bệnh này, đừng nghĩ rằng còn quá sớm để lên kế hoạch dự phòng đột quỵ.

Đừng dửng dưng với đột quỵ

Bên cạnh ung thư, tim mạch, đột quỵ đang dần trở thành mối nguy cho toàn cầu khi tỷ lệ tử vong và tàn phế luôn nằm trong top 3. Trong đó, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu) là 3 nguy cơ quan trọng đưa đến đột quỵ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tăng mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp đột quỵ. Tương tự, một người bị đái tháo đường sẽ đối diện nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 lần người bình thường. Riêng với tăng huyết áp, GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam nhận định đây là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ. Theo thống kê, khoảng 70-90% người bị đột quỵ có tăng huyết áp.

Đột quỵ là gánh nặng của chính người bệnh, gia đình và xã hội (Ảnh minh họa)

Khi đứng riêng lẻ, mỗi mặt bệnh đều đã là nguy cơ của đột quỵ. Điều đáng lo hơn nữa, tăng huyết áp, đái tháo đường và mỡ máu cao lại có mối liên hệ mật thiết, thường mắc song hành với nhau, đưa người bệnh càng đến gần với đột quỵ, bất kể tuổi tác.

Chẳng hạn, tăng huyết áp có thể đi kèm mỡ máu cao. Cụ thể, tăng huyết áp tạo ra áp lực lớn trên thành mạch máu khiến nó căng lên và dãn ra hơn so với bình thường. Điều này làm tổn thương thành mạch máu và thu hút cholesterol xấu tích tụ lại gây bệnh mỡ máu.

Người mắc đái tháo đường cũng có thể đồng mắc tăng huyết áp và con số này chiếm đến gần 70%. Lượng đường trong máu cao ở người đái tháo đường làm cho độ nhớt của máu tăng, tốc độ dòng máu chậm lại và dẫn đến tăng huyết áp. Cả 2 tình trạng này kết hợp cùng lúc, người bệnh sẽ nâng nguy cơ bị đột quỵ lên gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Ngoài tăng huyết áp, người đái tháo đường còn có khả năng bị rối loạn mỡ máu. Khi đường huyết trong máu tăng cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-cholesterol tại gan, làm gan không thể loại bỏ được LDL-cholesterol, gây mỡ máu cao.

Như vậy, có thể thấy tăng huyết áp, đái tháo đường và tăng mỡ máu đều dẫn đến hậu quả xơ vữa động mạch, hẹp động mạch mạch cảnh và kết cục cuối cùng là đột quỵ. Một người có thể đồng mắc nhiều yếu tố nguy cơ, vì vậy dù bạn già hay trẻ cũng đều cần quan tâm đến đột quỵ, ngăn chặn ngay từ “đốm lửa” nhỏ sẽ dễ dập hơn là khi đã đốt cháy cả “cánh rừng”.

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân – dấu hiệu cẩn thận đột quỵ đến gần! 

Nếu mắc tăng huyết áp, đái thái đường, tăng mỡ máu bạn cần lưu tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Khi xuất hiện các triệu chứng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, nói ngọng, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt, đau đầu dữ dội… hãy nghĩ ngay đến đột quỵ và gọi cấp cứu.

Đừng cho rằng dấu hiệu này sẽ sớm qua đi và chờ đợi, cạo gió, bấm huyệt, chích lể, nặn chanh, điều này không những không giúp ích mà còn cản trở cơ hội sống sót của người bệnh. Kể cả việc ăn, uống thuốc (thuốc huyết áp, các loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng) cũng không cần thiết, vì có thể làm người bệnh hít sặc vào phổi dẫn đến tử vong.

Hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, đồng thời ghi nhớ thời gian xảy ra triệu chứng và các loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Nếu người bệnh có nôn ói, hãy đặt đầu nghiêng và nới rộng quần áo để thông thoáng. Các bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng, quyết định khả năng sống còn cũng như khả năng phục hồi sau này của người bệnh.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu ngừa đột quỵ!

Không bao giờ là quá sớm và cũng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thực hiện những biện pháp ngăn ngừa đột quỵ, vì nó có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, độ tuổi nào trên người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao.

Ngay từ bây giờ, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Nếu bị đái tháo đường, tăng huyết áp thì dùng thuốc theo chỉ định, không tự ý ngừng sử dụng, kiểm tra các chỉ số thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng mặt bệnh. Nếu bị rối loạn mỡ máu nên sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ, giảm chất béo (mỡ, nội tạng động vật).

Kiểm soát các bệnh lý, khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ là điều cần làm để ngăn ngừa đột quỵ (Ảnh minh họa)

Đồng thời, đừng quên tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa theo dõi tiến triển và phát hiện kịp thời các bất thường, để ngăn ngừa biến cố đột quỵ. Cần tăng cường vận động, đi lại, tập luyện thể thao, tránh hút thuốc lá, rượu bia.

Ngoài chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa Nattokinase, men gạo đỏ giúp ngăn ngừa đột quỵ

Bên cạnh đó, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu cần tăng cường “vũ khí” bảo vệ cơ thể với loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe là “khắc tinh” của mỡ máu, đột quỵ.

Tại Việt Nam, hiện đã có các thực phẩm bổ sung gạo đỏ lên men (Red Rice) và đậu tương lên men (Nattokinase enzyme) tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Trong đó Nattokinase enzyme đã được các nghiên cứu chứng minh có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) hữu hiệu gấp 4 lần plasmin của cơ thể (enzym nội sinh làm tan máu đông). Sau khi vào cơ thể sẽ làm tăng tốc phản ứng sinh hóa làm tiêu tan sợi tơ huyết, hỗ trợ rút ngắn thời gian phân hủy cục máu đông, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.

Còn trong men gạo đỏ có chứa monacolin K – hoạt chất tương tự được tìm thấy trong các loại thuốc giảm cholesterol theo toa như lovastatin. Nhờ đó giúp gia tăng tuần hoàn máu duy trì nồng độ cholesterol mong muốn ở người khỏe mạnh; giảm cholesterol xấu (LDL), triglyceride.

Cả Nattokinase hay gạo đỏ đều mang đến những lợi ích không ngờ ngay cả khi sử dụng riêng rẽ. Song nếu kết hợp bộ đôi này trong sản phẩm “2 trong 1”, sẽ mang lại công dụng hiệp đồng cho người mắc bệnh mỡ máu, đột quỵ.

Bảo An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM