Tác dụng của hoài sơn đối với cơ thể trong mùa nóng

Hoài sơn là vị thuốc được chế biến từ củ mài. Các thầy thuốc Đông y sử dụng vị thuốc này trong nhiều bệnh, đặc biệt vào mùa nóng và trong dịch bệnh COVID-19.
Đặc điểm của hoài sơn
Hoài sơn làm mát, bồi bổ cơ thể sau mắc COVID-19   - Ảnh 1.
Hoài sơn (củ mài) còn có tên khác: Thự dự, Sơn dược, Sơn thự, Chư thư, Ngọc duyên, Nhi thảo, Tu thúy (Ngô phổ bản thảo), Hoài sơn dược (Ẩm phiến tân sâm), Củ mài, Khoai mài (Dược liệu Việt Nam). Họ củ nâu (Dioscoreaceae).
Bộ phận dùng làm thuốc: Thân rễ khô có hình viên trụ, chính giữa hơi phình lớn, hai đầu hơi nhỏ. Thường cắt thành đoạn dài khoảng 12-15cm, đường kính khoảng 15-19mm. Thuốc có màu trắng sữa, trơn láng, có phấn, đôi khi phơi bày những khe nhăn nhỏ và những điểm màu nâu nhạt.
Hoài sơn tốt phải có màu trắng bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, không xốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu mọt (Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam).
Hoài sơn vị ngọt, tính mát mà nhuận (dược tính loại minh). Loại sống thì tính mát, loại chín thì mát mà ấm (Dược phẩm hóa nghĩa). Vị ngọt, tính bình (Trung dược Đại từ điển).
Tác dụng: Bổ tỳ, ích khí, uống lâu ngày tai mắt đều rõ (Bản kinh); Sung ngũ tạng, trừ phiền nhiệt, cường âm (Biệt lục); Bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh (Trung Quốc dược điển); Kiện tỳ, bổ phế, cố thận, ích tinh (Trung dược Đại từ điển).
Hoài sơn được dùng trong trường hợp nào?
Hoài sơn làm mát, bồi bổ cơ thể sau mắc COVID-19   - Ảnh 2.
Hoài sơn được dùng trong: Trị đầu phong, mắt hoa, hư lao, gầy ốm (Biệt lục).
Dùng sống giã nát đắp trị mụn nhọt, sưng độc (Đan khê tâm pháp); trị tiêu chảy lâu ngày không cầm, ho suyễn do phế hư, di tinh do thận hư, đới hạ, tiểu nhiều, tiêu khát thể hư nhiệt (Trung Quốc dược điển); trị tiêu chảy do tỳ hư, lỵ lâu ngày, hư lao, ho, tiêu khát, đới hạ, tiểu nhiều (Trung dược Đại từ điển).
+ Trị tỳ vị hư yếu, không muốn ăn uống: Hoài sơn, bạch truật đều 40g, nhân sâm 1,2g. Tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước cơm, lúc đói (Sơn Vu Hoàn – Thánh tễ tổng lục).
+ Trị thấp nhiệt hư tả: Hoài sơn, thương truật, lượng bằng nhau, làm hoàn, uống với nước cơm (Tần Hồ kinh nghiệm phương).
Hoài sơn làm mát, bồi bổ cơ thể sau mắc COVID-19   - Ảnh 3.
+ Trị đờm khí thở suyễn: Hoài Sơn giã nát, lấy 1/2 chén, thêm 1/2 chén nước mía, trộn đều, chưng lên uống (Giản tiện phương).
+ Trị phế quản viêm mạn (Do tỳ, phế hư) hoặc lao phổi thể âm hư: Hoài sơn (sống) 100 – 200g, sắc uống như nước trong ngày (Nhất vị thự dự ẩm – Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách). Hoài sơn 16g, đảng sâm 16g, mạch môn, phục linh, bách hợp đều 12g, hạnh nhân, chích thảo, bối mẫu đều 10g, sắc uống (Hòa phế ẩm – Trung dược ứng dụng lâm sàng).
+ Tác dụng của hoài sơn đối với cơ thể trong mùa nóng, trong đại dịch COVID-19:
Hoài sơn là vị thuốc bổ dưỡng, được ứng dụng nhiều trong các chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là vào mùa nóng bức, cơ thể mệt nhọc, mất nước, đau mỏi có thể dùng vị thuốc hoài sơn như sau: Hoài sơn 50 – 100g (dùng tươi), sườn lợn 200g.
 Đối với những những người mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh có thể dùng vị thuốc hoài sơn để hồi phục sức khỏe: Hoài sơn 100 -200g (dùng tươi), thịt dê 100g. Hai thứ trên rửa sạch cho vào nồi ninh khoảng 30 phút là dùng được, dùng nóng. Chế biến sữa hoài sơn: Dùng củ mải tươi, hoặc khô, xay bột cho nước vào quấy đều (200g/cho 1 lít nước) và đun sôi lên, rót ra cốc uống.
Hai thứ trên rửa sạch cho vào nồi ninh khoảng 30 phút là dùng được.
Sữa hoài sơn, tác dụng vừa bổ dưỡng tỳ, vị, khí, huyết vừa làm mát cơ thể, mát huyết (lương huyết).
Lưu ý: Không ăn chung hoài sơn với miến; kiêng dùng hoài sơn với đồ đồng, đồ sắt…
Liều thường dùng của hoài sơn: 12 – 24g.
*Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Thu Hà-t/h
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM