Tác dụng không ngờ của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Đinh lăng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng như lá tươi hoặc phơi khô, cũng có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để cho hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú trọng liều lượng, tần suất và đối tượng để uống nước lá vây đinh lăng mà gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
1. Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng còn có nhiều tên gọi khác như: nam dương sâm, cây gỏi cá hay giống cây thuộc họ cuồng cuồng, nhân sâm và được trồng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Ngoài ra, cây đinh lăng còn được trồng để làm thuốc trong y học cổ truyền.
Đinh lăng là loại cây có nhiều loại khác nhau và được phân biệt dựa trên đặc điểm hình dạng. Lá cây đinh lăng thuộc họ lá mọc cách, chúng có chiều dài từ 20 đến 40 cm, kép lông chim 2 đến 3 lần. Phần cuống lá có hình tròn, màu xanh đậm, mặt trên màu xanh dương và mặt dưới bóng hơn.
Hình dáng của gân lá hình lông chim, phần gân chính nổi rõ và dễ dàng nhận thấy. Cũng có lá đinh lăng có thêm 3 đến 4 cặp gân phụ. Đối với mỗi loại đinh lăng khác nhau sẽ có đặc điểm của lá khác nhau.
– Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ và mép có xuất hiện răng cưa không đều, lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim và các loại đều có cuống. Loại lá đinh lăng này là loại phổ biến nhất được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.
Đinh lăng là loại cây có nhiều loại khác nhau và được phân biệt dựa trên đặc điểm hình dạng – Ảnh Internet
– Lá đinh lăng to có hình thuôn dài, to hơn rất nhiều so với các loại lá đinh lăng khác.
– Đinh lăng có lá tròn, hình dáng của lá to, tròn, xen kẽ màu xanh và trắng. Loại đinh lăng có lá tròn vì đẹp nên được nhiều người sử dụng để trồng làm cảnh.
– Đinh lăng đĩa, loại đinh lăng này có hình dáng to, lá to, cũng thường được trồng để làm cảnh. Tuy nhiên, đây là loại cây đinh lăng rất ít gặp.
– Lá đinh lăng màu bạc, lá đinh lăng xé răng cưa và có viền màu trắng, được trồng để làm cây cảnh.
– Đinh lăng lá răng cũng có hình xé răng cưa với bản tròn và đây còn là loại cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.
– Loại đinh lăng lá vằn có hình giống những cánh hoa và rất hiếm gặp.
2. Tác dụng của cây đinh lăng
Loại lá đinh lăng thường được sử dụng phổ biến là loại đinh lăng lá đỏ. Theo y học cổ truyền thì lá đinh lăng vị nhạt, hơi đắng và có tính mát.
Tác dụng của lá đinh lăng có công dụng chính là chống dị ứng, chữa ho ra máu và còn giải độc thức ăn cũng như chữa bệnh kiết lỵ,… Vì tác dụng của cây đinh lăng rất nhiều nên loại cây này được sử dụng như rau sống và chế biến thành các món ăn hoặc sắc lấy nước để uống.
Tìm hiểm một số tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe con người như sau:
– Nước lá đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe cho sản phụ:
Thông thường, sau khi sinh cơ thể của phụ nữ thường rất yếu, bị hư hao và cần được bồi bổ để phục hồi sức khỏe. Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe bà bầu?
Thực tế, uống nước bằng lá đinh lăng hoặc sử dụng lá đinh lăng để nấu canh lấy nước uống có thể giúp sản phụ hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không nên nấu canh đinh lăng quá lâu vì có thể gây mất dinh dưỡng.
Chữa trị và ngăn ngừa dị ứng:
Hầu hết những người có cơ địa dị ứng hoặc xuất hiện dấu hiệu bị dị ứng đều có thể sử dụng nước lá đinh lăng nhằm ngăn ngừa tình trạng này vì đinh lăng có tác dụng trong việc chống dị ứng và giải độc thức ăn hiệu quả.
– Cải thiện tình trạng tắc tia sữa cho mẹ sau sinh:
Tác dụng của lá đinh lăng đem lại hiệu quả trong việc cải thiện và chữa trị tình trạng tắc tia sữa và ít sữa cho con ở mẹ.
Nước lá đinh lăng rất tốt cho mẹ sau sinh nhưng cần lưu ý chỉ nên uống nước lá đinh lăng được đun trong ngày, không để sang ngày hôm sau. Nếu nước lá đinh lăng nguội thì nên hâm lại và không nên uống nước lạnh.
Ngoài ra, nếu gia đình không trồng được cây đinh lăng mà muốn sử dụng loại cây này bạn có thể sao vàng, bảo quản lá trong hũ thủy tinh rồi hãm lấy nước uống như chè.
– Nước đinh lăng chữa đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới:
Uống nước lá đinh lăng đem lại hiệu quả trong việc hỗ trợ lưu thông khí huyết và chữa rối loạn kinh nguyệt cũng như ổn định đường huyết. Không chỉ vậy, cây đinh lăng còn giúp giảm thiểu các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.
– Cây đinh lăng trị bệnh về tiêu hóa:
Tìm hiểu thêm cây đinh lăng trị bệnh gì, cây đinh lăng trị bệnh tiêu hóa. Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.
Cải thiện tình trạng khó chịu do bệnh về tiêu hóa gây ra với cây đinh lăng bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.
– Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết:
Cây đinh lăng có tác dụng gì trong việc chữa đau lưng do thay đổi thời tiết ở con người. Bản chất, khi thời tiết thay đổi, xương khớp và vùng lưng dễ bị đau nhức, khó chịu. Biện pháp được áp dụng để giảm đau lưng do thời tiết gây ra được nhiều người biết đến với cách uống nước lá cây đinh lăng.
– Hiệu quả trong việc giảm đau đầu, chữa mất ngủ và giúp an thần:
Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Vì vậy, các nhà đã chứng minh được rằng dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não và điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.
3. Lá đinh lăng phơi khô uống có tốt cho sức khỏe không?
Nước lá đinh lăng đem lại rất nhiều hiệu quả đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có cây đinh lăng trong nhà và lựa chọn phơi khô lá đinh lăng để sử dụng được nhiều người lựa chọn.
Lá đinh lăng được sử dụng dưới dạng phơi khô có mùi thơm đặc trưng và được đánh giá là dễ uống, uống lá đinh lăng phơi khô rất tốt cho sức khỏe.
Nhưng sử dụng lá đinh lăng phơi khô có tốt không và công dụng của lá đinh lăng khi phơi khô không phải ai cũng biết. Tìm hiểu thêm một vài tác dụng của cây đinh lăng trị bệnh gì? khi phơi khô.
– Lá đinh lăng phơi khô được sử dụng chữa nổi mề đay và mẩn ngứa do dị ứng như dị ứng thức ăn hay dị ứng thời tiết.
– Phơi khô lá đinh lăng rồi sử dụng còn có tác dụng chữa ho lâu ngày không khỏi.
– Đinh lăng phơi khô cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa mất ngủ và an thần.
4. Có nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên không?
Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người rất nhiều đặc biệt những người gặp phải các vấn đề về thận, gan hay hệ tiêu hóa và bị chứng mất ngủ.
Uống nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống thường xuyên – Ảnh Internet
Có nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên không? thì câu trả lời là không. Dù lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nhưng trong cây đinh lăng lại chứa nhiều saponin, nếu sử dụng quá nhiều loại nước uống lá này có thể xuất hiện một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và thậm chí gây suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, khó chịu.
Vì vậy, chỉ nên sử dụng loại nước lá này với liều lượng cho phép, không nên lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khiến người sử dụng bị buồn nôn, tiêu chảy và phá vỡ hồng cầu.
Lưu ý khi uống nước lá đinh lăng:
– Không uống quá liều lượng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn uống loại nước này với số lượng nhiều hơn.
– Người khỏe mạnh không nên uống nước lá đinh lăng thay nước trà để không gây tác động xấu đến sức khỏe.
– Không cho trẻ uống loại nước này vì cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện và uống nước lá cây đinh lăng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ và có thể gây ra một vài vấn đề về tim mạch.
– Tuyệt đối không sử dụng nước lá cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, không nên uống mỗi ngày trong thời gian dài nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.