” Ung thư không phải cửa tử”
PGS. Phương kể, chị đã gặp và tiếc nuối rất nhiều cho các bệnh nhân của mình khi họ được chẩn đoán ung thư vu từ rất sớm nhưng lại từ chối điều trị. Theo đó, một bệnh nhân tự khám, tầm soát ung thư vú phát hiện có khối bất thường ở vú, bệnh nhân đã đến khám và được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm. Vì thế các bác sĩ đã khuyên bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ và khẳng định bệnh có thể khỏi được. Thế nhưng, bệnh nhân đã sợ bị cắt bên ngực nên đã không nghe bác sĩ tư vấn, không điều trị gì cả mà bỏ về đắp thuốc nam, đắp lá. 6 tháng sau vì quá đau đớn bệnh nhân không chịu được đã quay lại trung tâm. Lúc này, khối u đã lan rộng, đau đớn vật vã bệnh nhân là “cầu cứu” và nhờ bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ để thoát khỏi cơn đau. Tuy nhiên, lúc này do khối u đã lan rộng, bệnh nhân không còn chỉ định phẫu thuật nữa. Bác sĩ chỉ còn biết cách điều trị bằng hóa chất cho bệnh nhân được đến đâu hay đến đó.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương trong chương trình Truyền hình trực tuyến do Báo điện tử Suckhoedoisong.vn tổ chức
“Nếu như bệnh tin tưởng và thực hiện việc điều trị ngay từ ban đầu thì khả năng hồi phục rất cao mà chi phí điều trị thì không tốn kém, trong khi bỏ đến 6 tháng quay lại mọi việc đã không được như ý ban đầu mà bệnh nhân lại tốn kém thêm phần chi phí điều trị chạy hóa chất. Vì thế, chúng tôi khuyên quý vị các bạn nếu được chẩn đoán ra bệnh ung thư ở giai đoạn sớm hãy yên tâm các bác sĩ sẽ cố kéo dài sự sống cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Các bệnh nhân ung thư hãy đừng từ bỏ và không ngừng hi vọng. Tôi cũng khẳng định rằng, các bạn cũng hoàn yên tâm vào tay nghề của bác sĩ nước nhà. Bởi, chúng tôi cố gắng cập nhật kiến thức điều trị tiên tiến ở nước ngoài để đáp ứng tốt nhất cho bệnh nhân”. PGS. Phương khẳng định.
PGS.TS Kiều Đình Hùng trong một chương trình truyền hình trực tuyến do Báo điện tử Suckhoedoisong.vn tổ chức
Cùng chia sẻ về điều này, PGS. TS Kiều Đình Hùng, thành viên Hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu BV Bạch Mai,Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội cho hay, thực tế là người Việt Nam thường ít tuân thủ theo lời khuyên thầy thuốc. Thầy thuốc khuyên thì không nghe mà thường hay nghe ông lang, nghe bạn. Theo đó, PGS. Hùng chia sẻ, anh có một người bạn bị viêm gan B sống ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam thì uống rất nhiều rượu. Sau đó thì anh thấy đau bụng đi kiểm tra sức khỏe và siêu âm thì bác sĩ phát hiện u gan to 10cm. Kết quả chụp cộng hưởng từ cũng thấy khối u quá to, tắc cả tĩnh mạch cửa. Ung thư gan mà khối u đã 10-12 cm thì tiên lượng rất thấp, sống chỉ tính bằng tháng.
PGS. Kiều Đình Hùng cũng cho hay: Ung thư gan ở VN rất nhiều. VN là một trong những nước nhiễm viêm gan B nhiều nhất. Tôi có hỏi người bạn bác sĩ Pháp, ở PHáp tỷ lệ ung thư gan theo dõi do viêm gan B tỷ lệ bao nhiêu. Ông ý nói thống kê sau 10 năm, những người bị viêm virus viêm gan B 38% ung thư, viêm gan B sau 10 năm thì 7% xơ gan và sau đó ung thư gan. Tỷ lệ ở VN viêm gan B quá nhiều. Ung thư gan điều trị rất khó khăn. Hơn nữa với những người bị viêm gan B phải điều trị, dự phòng và tuyệt đối tránh xa rượu. Một điều rất tiếc là bệnh nhân có cả một cơ ngơi ở nước ngoài. Theo đó, PGS. Hùng khuyến cáo, nên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người viêm gan B thì phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc.
Vì vậy, PGS. Hùng khuyến cáo, việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng, nó có thể không phát hiện ra ngay lập tức căn bệnh hiểm nghèo nhưng những kết quả và những biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ là “dấu chỉ điểm” giúp bác sĩ có những lời khuyên hữu ích cho bạn nhằm phát hiện sớm và từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn. Thông thường khám định kỳ nên khám 1 năm 1 lần. Tuy nhiên, tùy vào từng bệnh cảnh hay tiền sử của gia đình người bệnh bác sĩ lâm sàng sẽ có những lưu ý cho bạn nên khám thường xuyên hơn ví dụ những trường hợp gia đình có người ung thư vú, hay ung thư tuyến giáp thì nên khám thường xuyên hơn 3-6 tháng /1 lần.
Theo suckhoedoisong.vn