9 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh hay gặp ở trẻ nhau. Sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc,… Vậy làm cách nào để giảm đau trong và sau khi tiêm?

Những cơn đau trong và sau khi tiêm có thể khiến cả bạn và con gặp khó chịu. Tuy nhiên việc tiêm chủng lại không thể trì hoãn. Do đó cha mẹ nên nắm được một số biện pháp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ.

Nhiều phụ huynh lo lắng tới việc sau khi tiêm trẻ bị sốt, đau nhức vùng tiêm,… Nhưng hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm là rất nhẹ và sẽ thường biến mất sớm; các tác dụng phụ nghiêm trọng là khá hiếm.

Ôm trẻ khi tiêm

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics thì cha mẹ nên ở bên cạnh bé để đánh lạc hướng cũng như trấn an trẻ trong khi tiêm. Một lựa chọn lý tưởng chính là bế em bé của bạn. Giữ bé chắc chắn để cánh tay hoặc đùi của em bé lộ ra và bác sĩ có thể dễ dàng tiêm vaccine. Việc giữ trẻ chắc chắn sẽ không làm cản trở quá trình tiêm do trẻ có thể vùng vẫy, đạp,…

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 1.

Với trẻ lớn hơn một chút bạn có thể để trẻ ngồi trong lòng bạn, mặt đối mặt để trẻ cảm thấy an tâm hơn.

Cho bé ti mẹ

Cho bé ti mẹ có thể giúp giảm đau do tiêm chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bú mẹ trong lúc tiêm phòng dường như ít khóc hơn. Ken Haller , phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Saint Louis ở Missour cho biết: “Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị di dời sự chú ý, chẳng hạn như từ cảm giác bị đau sang đồ ăn…”.

Tuy nhiên ông cũng khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ bú sau khi tiêm ngừa xong bởi nếu vừa ăn vừa tiêm có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 2.

Một chút ngọt

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đường không chỉ giúp giảm tác dụng của thuốc mà còn giúp giảm đau sau khi tiêm phòng ở trẻ.

Bạn có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm phòng hoặc nhúng núm ti giả vào và để trẻ ngậm trong quá trình tiêm.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 3.

Tuy nhiên đã có nhiều khuyến cáo xung quanh việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra ngộ độc ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy hỏi bác sĩ nếu muốn giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ bằng cách này.

Đánh lạc hướng để giảm đau

 Đánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những phương pháp giảm đau do tiêm chủng cực kì hữu hiệu. Hãy mang theo món đồ chơi mà bé yêu thích để thu hút sự chú ý của bé từ mũi tiêm sang đó. 

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 4.

Những đồ vật tạo tiếng ồn hay xem một tập phim yêu thích cũng là một gợi ý không tồi đâu.

Thuốc tê

Có một số loại thuốc tê cục bộ có thể hữu ích trong việc giảm đau sau tiêm chủng. Hãy hỏi bác sĩ về chúng cũng như thời gian cần để thuốc tê bắt đầu có tác dụng.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 5.

Xoa vùng da của trẻ sau khi chủng ngừa

Sau khi tiêm xong, hãy xoa nhẹ vùng da xung quanh vết tiêm. Việc xoa nhẹ nhàng có thể khiến bé cảm thấy được “an ủi” và giảm bớt cảm giác đau nhức nếu có.

Một vài nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, nếu được xoa nhẹ sau khi tiêm trong vòng 10 giây sẽ giảm cảm giác đau hơn so với trường hợp không được xoa vùng tiêm. Hoặc ấn lên vùng da xung quanh nốt tiêm cũng có thể giảm nhẹ cơn đau.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 6.

Thử hỏi xem có các biện pháp thay thế nào ngoài dùng kim tiêm chủng không

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể giảm đau cho trẻ sau khi tiêm bằng cách sử dụng các thiết bị tiêm không dùng mũi tiêm. 

Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp phổ biến nên bạn hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn thêm.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 8.

Tiêm vaccine kết hợp

Các dạng vaccine kết hợp như mũi 5 trong 1, 6 trong 1, mũi vaccine sởi – thủy đậu – rubella (MMR),… được hiểu là sự kết hợp tiêm chủng với một mũi tiêm duy nhất giúp trẻ giảm được số lần tiêm mà vẫn có tác dụng phòng ngừa hiệu quả.

Điều này có nghĩa là trẻ phải tiêm ít hơn, ít phải chịu đau hay gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm nhiều như việc tiêm các mũi đơn.

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 9.

Các mũi tiêm vaccine kết hợp sẽ phù hợp với từng giai đoạn tuổi khác nhau, phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm chủng và khuyến nghị để cho trẻ tiêm đúng lịch.

Giữ bình tĩnh cho trẻ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của bố mẹ trong khi trẻ tiêm chi phối 50% cảm giác của trẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an trẻ thay vì lo lắng trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm hay quá trình tiêm gặp vấn đề,…

10 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ - Ảnh 10.

Hãy nhớ rằng, cơn đau sau khi tiêm vaccine sẽ ngắn hơn rất nhiều so với thời gian phải điều trị bệnh tật nếu con chẳng may bị mắc.

Tóm lại, điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần nhớ chính là trao đổi cụ thể với bác sĩ về mỗi mũi tiêm của con, về các tác dụng phụ có thể gặp, cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine,… để có thể bình tĩnh xử lý khi cần thiết.

Theo: EverydayHealth

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM