Bí quyết chăm sóc da bị bệnh chàm không phải ai cũng biết

 Bệnh chàm da rất hay tái phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt cũng như giao tiếp xã hội và công việc của người bệnh. Trong cuộc sống công nghiệp hóa, việc con người sử dụng hóa chất trong sinh hoạt và nghề nghiệp ngày càng nhiều, dẫn đến tỉ lệ tái phát bệnh chàm da tăng cao do hóa chất phá vỡ sự cân bằng pH của làn da, làm lớp màng bảo vệ da da không còn khả năng chống đỡ lại các tác nhân kích ứng dị ứng gây khởi phát bệnh chàm.

Ảnh minh họa

Bệnh chàm là gì và các triệu chứng dễ nhận biết:

Chàm da là một bệnh da liễu rất phổ biến, dân số trên thế giới mắc bệnh chàm da khoảng 10% và ở nước ta con số đó chiếm tới 25% trong tổng số các bệnh ngoài da.

 

– Đặc trưng của chàm da là da đỏ, dày cộm lên và sần sùi thô ráp, bong tróc lớp này tới lớp khác.

– Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn như như xuất hiện hồng ban da, nổi mẩn đỏ, hình thành các mụn nước, mụn nước vỡ và các vùng tổn thương lành, sau đó vùng da mới sẽ tróc vảy và dày lên, sậm màu hơn các vùng da khác.

– Xen kẽ từng giai đoạn là triệu chứng ngứa rất dữ dội, khó chịu và kéo dài dai dẳng, nếu gãi nhiều sẽ dẫn đến trợt lở rách da và nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân của bệnh chàm da:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm da, nhưng hai nguyên nhân chính vẫn là cơ địa và tác nhân bên ngoài.

Do cơ địa:

Di truyền: Tăng khả năng mắc bệnh cao hơn ở những người có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh chàm da, hen suyễn, mề đay…

Người bệnh mắc các bệnh như: Viêm xoang, viêm gan, viêm đại tràng…cũng đưa đến cơ địa dễ mắc bệnh chàm.

Tác nhân bên ngoài:

Ít ai biết rằng, sự mất cân bằng pH làn da chính là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn tới bệnh chàm da.

 

pH5.5- Lý tưởng cho làn da khỏe mạnh. Độ pH này giúp duy trì và cân bằng lớp màng bảo vệ da. Khi sử dụng hay tiếp xúc các loại hóa chất, chất tẩy rửa… có độ pH cao hơn hay thấp hơn pH5.5 sẽ làm phá vỡ cấu trúc lớp màng này. Sự mất cân bằng pH sẽ làm da giảm hoặc không còn khả năng chống lại tác nhân gây kích ứng da gây nên bệnh chàm da.

Khi pH làn da mất cân bằng, màng bảo vệ da sẽ không chống lại được sự thay đổi của môi trường, khí hậu, hay các loại bụi, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn… tấn công làn da nhạy cảm.

Điều trị và chăm sóc bệnh chàm da:

Điều trị bệnh chàm da phải đi đôi với việc chăm sóc da. Khi mắc bệnh chàm nên đi khám bác sĩ để được đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả tránh bị nhiễm khuẩn da.

Việc chăm sóc da là để ngăn không cho bệnh tái phát nhiều lần, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sử dụng kem dưỡng ẩm có pH5.5: Việc dưỡng ẩm cho da chàm rất quan trọng, giúp làm mềm kết cấu thô ráp của da, làm giảm ngứa và khô nứt da. Ngăn cản quá trình bốc hơi nước qua da và phục hồi lại hàng rào bảo vệ da, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố kích thích gây tái phát chàm.

Ảnh minh họa 

Vệ sinh da hằng ngày bằng sản phẩm có độ pH5.5: Việc tắm gội hàng ngày giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, giúp da luôn sạch sẽ, nhưng cần lựa chọn sản phẩm có độ pH5.5 để khôi phục và duy trì lớp màng bảo vệ da.

Sữa tắm toàn thân dành riêng cho bệnh chàm không phải ai cũng biết: Việc dùng sản phẩm để vệ sinh cơ thể phải được cân nhắc, luôn nhớ phải chọn sữa tắm có độ pH5.5, không xà phòng, không kiềm, không chất tạo hương tạo mùi, được kiểm nghiệm da liễu là an toàn cho da chàm.

Không dùng chất tẩy rửa, nước xả lưu hương hay làm mềm quần áo vì có khả năng kích ứng da.

Chọn chất liệu quần áo phù hợp: Mặc quần áo thoáng mát, không sử dụng chất liệu len, hay vải thô ráp để tránh kích ứng.

Sự chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da phù hợp là rất quan trọng giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Hoài Sa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM