Các bộ phận trên cơ thể trẻ phải giữ ấm khi trời lạnh

Vào mùa đông, sự lưu thông máu trong cơ thể trẻ thường kém hơn người lớn. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể cho bé là điều vô cùng cần thiết. Đeo bao tay, đi tất, mặc quần áo ấm, đội mũ trùm đầu là những việc mà cha mẹ nên làm cho bé. Bên cạnh đó, thường xuyên massage tay, chân cho bé để sự lưu thông máu trong cơ thể đến các nơi được tốt hơn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, các bộ phận cơ thể của trẻ cần phải tuyệt đối giữ ấm gồm: đầu, cổ, lưng, bụng, bàn tay, bàn chân.
giu am cho tre
– Giữ ấm đầu và cổ: 
Đầu là nơi tản nhiệt rất nhiều, nếu không được giữ ấm tốt sẽ khiến trẻ dễ bị cảm, lâu ngày còn dẫn đến các chứng đau đầu mãn tính và cũng dễ mắc nhiều bệnh khác.
Cổ của trẻ cũng là nơi nên tránh bị gió lạnh xâm nhập. Cổ có ít mỡ nên càng dễ bị nhiễm lạnh. Các chuyên gia sức khỏe hướng dẫn cách phán đoán nhiệt độ của trẻ bằng cách sờ vào phía sau cổ. Từ đó có thể thấy bộ phận càng nên tránh bị lạnh.
– Giữ ấm bàn tay: Lòng bàn tay của trẻ cần được giữ ấm nhưng phải đảm bảo không đổ mồ hôi.
– Giữ ấm lưng: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải, bởi nếu trẻ bị đổ mồ hôi ở lưng và không được lau, thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Giữ ấm lưng có thể giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh tật trong mùa lạnh, đặc biệt là chứng cảm mạo.
– Giữ ấm bụng:
Bụng là nơi chứa nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể trẻ, bao gồm dạ dày, đường ruột, gan, thận… Để đảm bảo các cơ quan này hoạt động bình thường và khỏe mạnh thì việc duy trì nhiệt độ ấm ở bụng vô cùng cần thiết. Khi bụng bị lạnh, trẻ dễ bị cảm mạo, tiêu chảy, đau bụng và cả hệ tiêu hóa đều kém đi.
– Giữ ấm bàn chân:
Muốn biết trẻ lạnh hay không, cha mẹ hãy chạm vào đôi bàn chân của bé. Bởi vì bàn chân thuộc về các đầu dây thần kinh của cơ thể con người, sự lưu thông máu của cơ thể em bé không được thông suốt, máu chảy ngược về lòng tim sẽ chậm lại. Do đó, bàn chân của em bé sẽ mát so với các bộ phận khác của cơ thể. Đó là lý do vì sao mà đôi bàn chân bé lạnh là cực kì nguy hiểm.
di tat cho tre
Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…
Theo Đông y, “khí lạnh đi vào từ chân” vì đây là nơi tập trung và liên kết các kinh mạch âm dương trong toàn cơ thể, nhiều huyệt vị trọng yếu nên là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập nhất. Còn theo y học hiện đại, do chân có nhiều mạch máu, lại nằm cách xa tim, lớp mỡ mỏng nên khả năng tự giữ ấm rất kém.
Ngoài ra, khi ngủ, cha mẹ cũng cần lưu ý giữ ấm cho bé đúng cách. Những vật dụng như chăn bông dày, chăn lông cừu là những vật dụng giữ ấm đặc biệt hữu ích với giấc ngủ của người trưởng thành, nhưng với trẻ nhỏ, chúng tiềm ẩn nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đó là bởi tấm chăn, đệm quá dày có thể cản trở sự hô hấp của trẻ trong lúc ngủ. Trong trường hợp này, túi ngủ giữ nhiệt nên là lựa chọn của các bậc phụ huynh. Nếu bắt buộc phải sử dụng chăn để giữ ấm, chăn nên được cài xung quanh cũi và thảm, che đến ngang ngực trẻ để đảm bảo mặt trẻ không bị che phủ khi ngủ.
Thùy Dương (tổng hợp)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM