Cách giảm stress, căng thẳng mang lại hiệu quả

Stress – căng thẳng thần kinh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Về mặt tích cực, stress thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng để bản thân hoàn thành tốt các nhiệm vụ và thử thách. Đồng thời cải thiện khả năng tập trung và gia tăng hiệu suất học tập – lao động.
Stress là phản ứng sinh lý trước những áp lực và thay đổi từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể quản lý căng thẳng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là  cách giảm stress hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo và cân nhắc áp dụng:
Ngồi thiền – Cách giảm stress hiệu quả
Ngồi thiền đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tinh thần, đặc biệt có thể hỗ trợ cải thiện stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Thiền là hình thức luyện tập cho tâm trí có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại, rất phổ biến trong Đạo Phật và bộ môn yoga. Với những tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể nói chung và tinh thần nói riêng, ngồi thiền đã được ứng dụng như một liệu pháp hỗ trợ trong điều trị các vấn đề về tâm lý.
Thiền là trạng thái tinh khiết nhất với sự tập trung cao độ về ý thức vũ trụ, tâm trí hoàn toàn không bị chi phối bởi những phiền muộn và lo lắng trong cuộc sống thực tại. Chính vì vậy sau khi ngồi thiền, tâm trí sẽ trở nên an tĩnh, yên bình và các cảm xúc tiêu cực cũng sẽ được đẩy lùi.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả khi thiền định, bạn cần phải ngồi thiền đúng cách. Nếu không có kinh nghiệm, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để được hỗ trợ. Việc tự ngồi thiền thông qua hướng dẫn trên internet có thể không chính xác và không mang lại những lợi ích như mong đợi.
Nghe nhạc
Nghe nhạc là một trong những cách giảm stress – căng thẳng vô cùng đơn giản và hiệu quả. Theo nghiên cứu của Trường Đại học khoa học Sussex – Mỹ, trạng thái căng thẳng giảm đi khoảng 61% sau khi nghe nhạc khoảng 6 phút. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy, âm nhạc giúp thư giãn não bộ, điều hòa huyết áp, nhịp tim và giảm bớt các hormone được bài tiết dưới tác động của stress.
Mọi người thường có xu hướng nghe những bản nhạc mà mình yêu thích. Tuy nhiên để giảm căng thẳng, bạn nên lựa chọn nhạc không lời có giai điệu âm dịu và du dương. Nhịp điệu chậm rãi sẽ giúp thư giãn tâm trí tốt hơn, đồng thời điều chỉnh lại tâm trạng và cải thiện các triệu chứng thể chất do căng thẳng gây ra.
Trò chuyện với bạn bè, người thân
Trò chuyện với bạn bè, người thân về những khó khăn, phiền muộn trong cuộc sống cũng có thể giảm đi sự lo lắng quá mức. Khi phải đối diện với áp lực, cơ thể sẽ tăng sản xuất các hormone dẫn đến hồi hộp, bồn chồn, tăng nhịp tim, đau đầu,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn dư đạm, nhiều chất béo và đường làm gia tăng nguy cơ căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và sức khỏe thể chất. Bên cạnh các biện pháp kể trên, bạn cũng có thể giảm stress – căng thẳng bằng cách xây dựng thực đơn khoa học.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục được biết đến với tác dụng tăng độ dẻo dai của xương khớp, đốt cháy mỡ thừa và nâng cao sức khỏe tổng thể. Với những người làm việc căng thẳng, hoạt động thể chất còn là “liều thuốc”giảm stress tự nhiên và an toàn.
Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng thể chất do stress gây ra như đau vai gáy, đau nhức lưng, mỏi gối, đau đầu, khó tiêu, chướng bụng,… Ngoài ra khi vận động, não bộ sẽ tăng cường sản xuất serotonin và dopamin có khả năng cải thiện tâm trạng, mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực.
Đi du lịch
Đi du lịch không chỉ thỏa đam mê khám phá mà còn là cách giảm stress hữu hiệu. Di chuyển đến những vùng đất mới giúp kích thích khả năng khám phá, tìm hiểu và có thời gian tận hưởng sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng.
Chia sẻ công việc với người khác
Ôm đồm quá nhiều công việc gây ra tình trạng quá tải chính là nguồn cơn dẫn đến căng thẳng thần kinh. Thay vì giải quyết công việc một mình, hãy chia sẻ với tất cả mọi người xung quanh.
Điều này sẽ giúp công việc nhanh chóng được hoàn thành và mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu khối lượng công việc quá lớn, bạn nên sắp xếp thứ tự quan trọng của từng mục để có thể hoàn thành tốt, tránh làm việc không hiệu quả dẫn đến nhiều sai sót.
Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội là phương tiện gắn kết mọi người. Tuy nhiên bên cạnh tác động tích cực, mạng xã hội cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc tiếp xúc với quá nhiều với những thông tin và hình ảnh trên mạng sẽ khiến cho bản thân đặt ra yêu cầu quá cao và cầu toàn.
Ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ tỷ lệ thuận với sức khỏe tinh thần và thể chất. Thời gian ngủ là thời điểm để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo các tế bào hư tổn. Với những người bị căng thẳng, ngủ đủ 7 giờ/ đêm giúp xoa dịu các cảm xúc tiêu cực, mang lại cảm giác sảng khoái và cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.
Thùy Anh/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM