Chia sẻ của chuyên gia ung thư về thử máu có phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Cùng với viêm dạ dày, ung thư dạ dày cũng ngày một gia tăng và là mối quan tâm. Để phát hiện sớm, nhiều người băn khoăn liệu thử máu có phát hiện được ung thư dạ dày không?. Giải đáp về vấn đề này, PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai đã chia sẻ với bạn đọc.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, đối với việc tầm soát ung thư dạ dày thì nội soi dạ dày là quan trọng nhất để tìm các tổn thương, bất thường ở dạ dày, từ đó có thể sinh thiết mô tổ chức mà đi làm xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán xác định.
Chia sẻ về vấn đề xét nghiệm máu để phát hiện sớm ung thư dạ dày, BS Phương cho rằng, với các chất chỉ điểm khối u trong máu đối với ung thư dạ dày,  người ta hay sử dụng chất chỉ điểm khối u trong máu là CA72-4, CA19-9,CEA nhưng chỉ có giá trị gợi ý cũng như theo dõi hiệu quả đánh giá tình trạng tái phát và di căn (tức giai đoạn sau của ung thư). 
Xét nghiệm máu gần như không có giá trị phát hiện sớm ra ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, ở giai đoạn I của ung thư dạ dày, tỉ lệ dương tính của các chỉ số kể trên trung bình chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, chúng thực sự không hữu ích lắm trong việc phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Việc xét nghiệm máu đối với bệnh ung thư dạ dày chủ yếu đánh giá thực trạng sức khỏe bệnh nhân tại thời điểm đó, bệnh nhân có thiếu máu hay không, có các triệu chứng khác hay không.
Đôi khi một số trường hợp bệnh nhân tình cờ đến bệnh viện phát hiện và khi làm các xét nghiệm máu và thấy rằng số lượng hồng cầu thấp,.. cho thấy bệnh nhân đang bị chảy máu ở đâu đó mà không biết.
Cũng từ những dấu ấn đó, các bác sĩ sẽ định hướng tìm nguyên nhân tại sao bệnh nhân có các triệu chứng thiếu máu. Và bệnh nhân chỉ định nội soi dạ dày thấy có tổn thương hoặc tổn thương ở đại tràng, .. để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, BS Phương giải thích thêm.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Giải thích về vấn đề xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày cực kỳ hữu ích cho bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh, tiên lượng nguy cơ tái phát sau điều trị, BS Phương cho rằng, nếu trước đó một bệnh nhân ung thư dạ dày đã điều trị ổn định sau một thời gian chúng tôi sẽ chỉ định tái khám 3 tháng ( 2 năm đầu) và 6 tháng ở năm tiếp theo nhưng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Nhưng bệnh nhân trước đó xét nhiệm các chất chỉ điểm khối u bình thường và sau đó khám định kỳ thấy chất chỉ điểm khối u tăng cao thì bác sĩ sẽ tìm thêm bệnh nhân có tái phát tổn thương hoặc di căn ở đâu.
Bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn xét nghiệm chất chỉ điểm khôi u tăng cao chẳng hạn thì trong quá trình điều trị các bác sĩ sẽ cho thử lại các chất chỉ điểm khối u trong máu. Nếu các chất có chiều hướng đi xuống nghĩa là các phương pháp điều trị đang hiệu quả. 
Nếu các chất chỉ điểm dấu ấn ung thư này mà đi lên nghĩa là điều trị cần phải điều chỉnh kết hợp với các  phương pháp đa mô thức để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh, BS Phương nhấn mạnh.
Chuyên gia ung thư: Thử máu có phát hiện sớm ung thư dạ dày ? - Ảnh 2.

Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày thực sự cực kỳ hữu ích cho bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh, tiên lượng nguy cơ tái phát sau điều trị.

Thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tại nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, đa phần dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 20 – 25%.
Cùng với viêm dạ dày, ung thư dạ dày cũng ngày một gia tăng và là mối quan tâm. Điều đáng nói là bệnh nhân ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn, khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đi khám. \
Lúc này ung tư dạ dày đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm. Theo thống kê, số người tử vong mỗi năm vì bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam lên tới 11.000 người.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, thực tế  khi điều trị bệnh viêm dạ dày người dân rất dễ chủ quan, không điều trị đến nơi đến chốn, hay bỏ dở giữa chừng khi đã điều trị thấy đỡ là dừng thuốc…
 Đặc biệt, với bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP nếu người bệnh điều trị không đúng phác đồ thì nguy cơ tái phát, nguy cơ kháng kháng sinh rất cao. Trong khi vi khuẩn HP chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Dấu ấn ung thư dạ dày là những kháng nguyên của tế bào ung thư. Các chỉ số này có thể tăng lên trong ung thư dạ dày và một số loại ung thư khác. Những nghiên cứu cho thấy các dấu ấn ung thư dạ dày như CA72-4, CA19-9, CEA không chỉ tăng đối với ung thư dạ dày mà còn xuất hiện trong nhiều trường hợp bệnh lý khác.
 Ở giai đoạn I của ung thư dạ dày, tỉ lệ dương tính của các dấu ấn kể trên trung bình chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, chúng thực sự không hữu ích lắm trong việc phát hiện sớm ung thư dạ dày. Để chuẩn đoán chính xác cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn.
Nhưng xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày thực sự cực kỳ hữu ích cho bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh, tiên lượng nguy cơ tái phát sau điều trị. Các chỉ số này tăng cao sau phẫu thuật có thể là dấu hiệu cảnh tế bào ung thư chưa được loại bỏ hoàn toàn và có thể phát triển trở lại. Điều này có thể giúp ích cho bác sĩ trong việc quyết định có cần thực hiện hóa trị hay không.
Mặc dù có giá trị tầm soát với một số loại ung thư khác nhưng xét nghiệm máu chỉ là phương pháp tham khảo đối với ung thư dạ dày.
 Các chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA hoàn toàn có thể tăng trong các trường hợp bệnh lý khác chứ không chỉ riêng ung thư dạ dày. Vì vậy, khi phát hiện các chỉ số này tăng bạn cũng không cần quá hoang mang vì nó không chỉ ra bạn bị ung thư dạ dày.
Tổng hợp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM