Chuyên gia Đông y nói gì về bệnh rối loạn lo âu
Tuy nhiên đây không phải là căn bệnh mới được phát hiện, rối loạn lo âu đã tồn tại từ rất lâu song hành với lịch sử phát triển của loài người. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia Đông Y- Bác sĩ Lê Đình Hùng ( chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng, địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) về căn bệnh này.
Rối loạn lo âu là gì ?
Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức, không thể kiểm soát được, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu thường phối hợp với tăng cảm xúc, biểu hiện qua các triệu chứng chung về nội tạng và vận động. Các rối loạn lo âu tác động tới gần 30 % dân số người trưởng thành, và có thể chữa trị được. Bác sĩ Lê Hùng cho biết: “Trong Đông Y không có chứng rối loạn lo âu mà được quy vào phạm vi chứng Kinh quý chính xung hay còn gọi là chứng Kinh hãi, hồi hộp. Đông Y có câu “ Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, một khi uất ức thì mọi bệnh phát sinh”bởi vậy trong quá trình điều trị bệnh lấy điều hòa khí huyết là gốc rễ chữa trị.”
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ. Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và thường xuyên căng thẳng.
Đối với trẻ em thường phát sinh các bệnh về tâm lý do một số nguyên nhân như : trong quá trình mang thai mẹ sử dụng các chất độc hại, di truyền và lý do phổ biến nhất đó chính là sự thiếu quan tâm giáo dục của các bậc phụ huynh do quá mải mê kiếm tiền khiến trẻ không cảm nhận được sự yêu thương và có những biểu hiện thái độ không đúng chuẩn mực.
Đối với người lớn tình trạng này thường diễn ra bởi các vấn đề về tâm lý như người bệnh chịu áp lực lớn từ công việc, cuộc sống và gia đình hoặc chịu một tác động lớn khiến họ không thể vượt qua.
Ngoài ra theo cách nhìn nhận của Đông Y, nguyên nhân ngoài tinh thần còn do cơ thể suy nhược, mệt nhọc quá độ huyết dịch hư tổn không nuôi dưỡng được Tâm mà gây hồi hộp không yên, hoặc do dương khí suy không ôn ấm được Tâm mạch, do âm hư tâm hỏa vọng động mà gây bệnh.
Điều trị rối loạn lo âu như thế nào?
Điều trị lo âu bao gồm điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý. Các thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm 2 nhóm: benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng thuốc an thần ngắn hạn để giảm triệu chứng. Bác sĩ Lê Hùng chia sẻ : “ Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu khi điều trị thường khó khăn bởi lạm dụng thuốc benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ của thuốc benzodiazepin hay gặp như chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, rối loạn cân bằng, rối loạn khí sắc và một số tác dụng khác như trạng thái lo âu và đứng ngồi không yên. Tác dụng thứ phát là tình trạng phụ thuộc thuốc. Trạng thái này xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc từ vài tháng trở lên. Khi ngừng sử dụng benzodiazepin có thể xuất hiện trạng thái cai có những biểu hiện như tăng lo âu, run, ra mồ hôi. dễ bị kích thích, đau đầu, mất ngủ, nôn, buồn nôn… Thuốc chống trầm cảm có một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ, gây độc với cơ tim, làm tăng cân… hoặc một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc có thể gây liệt dương, chậm xuất tinh ở nam và lãnh đạm ở nữ giới, chán ăn, giảm trọng lượng.Về cơ bản, thuốc chống lo âu, chống trầm cảm, thuốc an thần không giải quyết được vấn đề rối loạn kéo dài. Bởi vậy phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất mà Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng đang sử dụng là liệu pháp tâm lý để duy trì cảm xúc của bệnh nhân để giải thích cho các triệu chứng cơ thể chỉ là hậu quả của rối loạn lo âu và sử dụng thuốc thuốc Đông Y để điều hòa lại chức năng của cơ thể. Với quan điểm cân bằng huyết dịch, bổ sung cái thiếu, bỏ bớt phần thừa, cân bằng âm dương, điều trị bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm theo Đông y là một phương thức điều trị tổng thể từ gốc bệnh và tuyệt đối an toàn với người bệnh. Ngoài ra người bệnh còn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Một số thực phẩm cần chú ý như các thực phẩm giàu tryptophan (tiền thân của serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp bình tĩnh) như thịt gà, chuối, yến mạch, đậu nành, bơ, lạc, dầu mè… Các thực phẩm chứa nhiều choline như trứng, đậu phụ, các loại thịt… Các loại cá giàu omega 3, tinh bột, protein cũng rất cần thiết cho bệnh nhân rối loạn lo âu. Các thực phẩm cần tránh như đồ chiên rán, đồ uống có gas, chất kích thích. Ngoài ra người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi vừa đủ, tránh công việc căng thẳng, tập thể dục nhẹ nhàng và tham gia hòa nhập vào các hoạt động xã hội. tăng cường trò chuyện cùng bạn bè, người thân tạo cái nhìn tích cực về cuộc sống. Điều trị rối loạn lo âu là một con đường rất dài và gian nan cần có sự giúp sức không chỉ ở thầy thuốc mà còn bản thân bệnh nhân và gia đình, bạn bè, xã hội đồng lòng trong quá trình chưa trị. Căn bệnh này không hề khó chữa mà cái khó nhất ở sự tin tưởng và kiên trì.”
Đáp ứng yêu cầu của độc giả , chúng tôi xin cung cấp địa chỉ :
– Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng
– Địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Để được tư vấn trực tiếp, quý độc giả vui lòng liên hệ theo số điện thoại:
-Hotline: 02463292166/ 0965.149.128/ BS.Hùng:0906.281.013