Giảm cận thị học đường: Cần sự phối hợp gia đình và nhà trường

 Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường và đang có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ cận thị ở trẻ em thành phố chiếm khoảng 50% và các vùng ven và nông thôn thì tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%.

Những dấu hiệu cơ bản nhận biết tật cận thị ở trẻ em: Bé nhìn không rõ, lúc đọc hoặc viết cúi sát xuống bàn hoặc sách. Bé thấy chữ viết và hình trên bảng mờ, nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt hoặc hay quay đầu. Đọc chữ hay bị nhảy dòng. Bé xem tivi hay chớp mắt, dụi mắt nhiều hơn mức bình thường. Kết quả học tập giảm sút.

Thông thường, người ta chia cận thị ra 3 loại theo mức độ cận như sau: Cận thị ở mức độ nhẹ dưới -3,00 diop. Cận thị ở mức độ trung bình là từ -3,00 diop đến -6,00 diop. Cận thị từ -6,00 diop trở lên gọi là cận thị nặng.

Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng gia tăng số lượng học sinh bị cận thị. Khi đến trường các em học với cường độ cao, điều kiện ánh sáng, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài là những yếu tố khiến cận thị ở lứa tuổi học sinh gia tăng. Khi về nhà các em thường xuyên xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa. Vì thời gian sinh hoạt kéo dài nên giấc ngủ bị thu ngắn lại, điều này khiến cho mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn đặc biệt là lứa tuổi 7- 9 tuổi và 12-14 tuổi.

Phụ huynh nên sát sao, nhắc nhở trẻ ngồi học đúng tư thế, giữ khoảng cách hợp lý.

Phụ huynh nên sát sao, nhắc nhở trẻ ngồi học đúng tư thế, giữ khoảng cách hợp lý.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị học đường là di truyền và lối sống.

Di truyền: Có hơn 24 gene có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Cận thị liên quan nhiều đến cấu trúc mắt, vì thế tật cận thị hoàn toàn có thể di truyền. Các nhà khoa học đã cho ra kết quả nghiên cứu 33-60% số lượng học sinh bị cận thị có cha và mẹ đều bị cận thị. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ di truyền cho con cái là 23-40%. Nếu cha và mẹ không bị cận thị thì vẫn có 6-10% khả năng con cái sinh ra bị cận thị.

Tư thế ngồi học: Hầu hết trẻ hiện nay đều sai tư thế ngồi học. Nếu không được sự hướng dẫn của người lớn đa số trẻ sẽ bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Ngồi học sai tư thế khiến trẻ dễ bị mắc tật khúc xạ.

Ngoài ra nơi ngồi học không đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Vì thế để hạn chế tật cận thị ở trẻ cha mẹ và cô giáo nên theo sát trẻ, đảm bảo trẻ luôn ngồi học đúng tư thế

Lạm dụng công nghệ: Ngày nay công nghệ đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn cận thị học đường. Lạm dụng công nghệ là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của cận thị. Ánh sáng xanh độc hại phát ra từ màn hình công nghệ có thể xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu, tác động trực tiếp đến đáy mắt khiến mắt dễ bị khô và cận thị. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết. Lâu ngày thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị.

Trẻ em bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để cải thiện tầm nhìn, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác 2 mắt. Ngoài ra, cận thị nặng dễ dẫn đến các bệnh lý ở mắt nghiêm trọng như thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm…

Khi trẻ có biểu hiện nhìn mờ, nhìn kém, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt.

Khi trẻ có biểu hiện nhìn mờ, nhìn kém, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt.

Biện pháp phòng ngừa

Để kiểm soát được tật cận thị, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ đọc sách, xem tivi, máy tính,… ở khoảng cách hợp lý so với mắt (khoảng 35 cm khi đọc sách, ngồi cách xa màn hình tivi gấp 7 lần đường kính chéo tivi,…) trong môi trường ánh sáng đầy đủ cũng như có thời gian xem hợp lý (20 phút nghỉ 20 giây bằng cách nhìn xa trên 6m). Theo nghiên cứu, thời gian trẻ ở ngoài trời càng nhiều càng làm chậm sự phát triển của cận thị. Vì thế, nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao, vui chơi ngoài trời. Điều này, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho mắt của trẻ.

Ngoài ra, với chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung xen kẽ thay đổi các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, B,… trong bữa ăn hằng ngày để nuôi dưỡng mắt. Yếu tố dinh dưỡng tuy không thể làm giảm tật cận thị nhưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ với trẻ mắc cận thị học đường. Những thực phẩm như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… chứa nhiều vitamin A, B, E… ngoài việc cải thiện thị lực còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời kết hợp lịch học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý cùng với việc khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để đảm bảo đôi mắt luôn sáng khỏe.

Theo SKĐS

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM