Gợi ý thực đơn dành cho trẻ dưới 1 tuổi đầy đủ dưỡng chất

1 tuổi là một trong những giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Đặc biệt với trẻ biếng ăn hay đang bị suy dinh dưỡng càng cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn cải thiện. Để trẻ có hứng thú hơn khi ăn dặm thì thực đơn bạn cần phải thay đổi đa dạng cũng như nắm được các quy tắc cơ bản.
1. Những điều cần biết về bữa ăn của trẻ 1 tuổi
Khi trẻ bước vào 1 tuổi, bạn nên cho trẻ bú để hấp thu được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Ngoài ra, thời điểm này bạn có thể bắt đầu xây dựng chế độ ăn bổ sung để trẻ tập làm quen thức ăn ngoài cũng như phát triển toàn diện. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì mức độ hợp lý là cho trẻ ăn 3 bữa chính như người lớn và xen kẽ trong ngày là 3 – 4 lần bú sữa mẹ.
1 bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng là có đa dạng các nhóm thực phẩm chứa tinh bột, đạm, chất béo tốt, chất xơ… và nên thay đổi nguyên liệu và cách nấu thường xuyên để trẻ không bị chán ăn. Bên cạnh cháo, bột vốn đã quá quen thuộc bạn có thể chế biến các món có tính mềm, dễ nhai và nuốt như phở, mì, nui, bún,…
Về gia vị, hãy hạn chế tối đa các gia vị như đường, muối, bơ,… bởi chúng không tốt đồng thời trẻ cũng quen với những thức ăn đó, sau sẽ gây khó khăn nếu trẻ ăn những thức ăn tự nhiên. Khi trẻ có dấu hiệu không muốn ăn, bạn không nên ép trẻ mà thay vì đó chỉ nên khuyến khích trẻ ăn trong khả năng và đến hôm sau nên đổi món khác để gây sự hứng thú.
2. Bé 1 tuổi nên ăn những gì?
2.1. Hoa quả mềm
Hoa quả là một trong những món ăn dặm tuyệt vời đối với trẻ. Không chỉ có màu sắc bắt mắt khiến trẻ hứng thú mà còn là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ thiết yếu cho trẻ.
Các loại quả này có thể bao gồm: chuối, xoài, bơ, dâu tây… và trước khi cho trẻ ăn hãy cắt lát thành những miếng nhỏ. Ngoài cách ăn trực tiếp bạn có thể cho vào máy xay nhỏ cũng là phương pháp hợp lý giúp trẻ tiêu thụ dễ hơn.
2.2. Sữa chua và sữa
Ở giai đoạn này, bạn có thể cho trẻ tập uống sữa khác để trẻ có thể dần dần bỏ sữa mẹ. Các loại sữa dành cho trẻ hay sữa chua đều là nguồn cung cấp protein và giúp xây dựng hệ xương vững chắc, tốt cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Với sữa chua bạn có thể kết hợp cùng hoa quả để trẻ thích thú hơn.
2.3. Yến mạch
Không chỉ đối với người lớn mà đối với trẻ em yến mạch còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ, đạm, tinh bột, khoáng chất. Để chế biến yến mạch ngon nhất bạn nên ngâm qua đêm trong tủ lạnh để hôm sau nấu cháo hay ngâm cùng sữa chua, sữa tươi và thêm hoa quả cũng rất ngon.
2.4. Trứng
Trứng là thực phẩm rẻ tiền nhưng chứa nhiều đạm, chất béo tốt cho sự phát triển trí tuệ và chức năng mắt ở trẻ. Trứng có thể chế biến thành nhiều kiểu khác nhau như trứng luộc, trứng chiên, trứng khuấy hay cho vào làm thành món canh trứng.
Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn trứng bạn hãy cho ăn từ từ để theo dõi phản ứng của trẻ với có rất nhiều trẻ bị dị ứng với nguyên liệu này. Nhẹ là các triệu chứng như nổi mề đay, ho, khò khè còn nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
2.5. Thịt gà/thịt bò/thịt heo
3 loại thịt trên đều là nguồn bổ sung protein dồi dào, hỗ trợ cho sự phát triển ở trẻ. Khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn, bạn hãy xay nhuyễn và nấu cùng rau củ còn khi trẻ đã quen thì có thể áp dụng nhiều cách chế biến khác như nấu canh, hầm,…
. Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa/ngày?
Như đã nói trên, trẻ nên ăn 3 bữa ngày xen kẽ bú sữa mẹ hoặc cho ăn các bữa phụ như sữa chua, hoa quả, phô mai… Bắt đầu buổi sáng, trẻ nên ăn bữa nhỏ, vừa đủ với khẩu phần nên là ngũ cốc cùng rau củ và sữa.
Buổi trưa, bạn nên thay đổi thực đơn với các món chứa chất đạm, chất xơ cùng chất béo lành mạnh như cá hồi rau củ, bò hầm rau,…
Trong buổi tối, thời điểm này bé cũng ít ăn nhất nên bạn hãy chọn loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ hấp thu. Các bữa phụ trong ngày mẹ có thể thay đổi thường xuyên như sữa chua, phô mai, chuối, trứng,…
4. Gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi dễ thực hiện
Cháo vẫn là món được đại đa số các gia đình sử dụng bởi dễ tiêu hóa, nhiều dưỡng chất.
– Cháo cá lóc
Chuẩn bị gạo nếp, rau củ, cá lóc, hành, gừng…
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn rửa sạch cá cùng muối và gừng để giảm mùi tanh. Sau đó nấu cháo và cho rau củ đã thái nhỏ cùng vào để ninh nhừ.
Đến khi cá chín, bạn hãy lọc thịt cá và có thể xào qua cùng chút hành tím và dầu ăn để tăng thêm hương vị. Bước cuối là khi múc cháo ra bát và cho cá cùng chút hành lá lên trên.
Ngoài cá lóc bạn có thể đổi sang cá hồi, cá trắm,… tùy theo sở thích.
– Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu: Cháo trắng mang nấu nhừ, cà rốt và thịt bò băm nhuyễn, dầu ăn, 1/3 cốc nước lọc.
Cách làm: Cho cà rốt và thịt bò vào nồi nấu với ⅓ cốc nước. Tiếp theo thêm cháo vào nồi, đun sôi và chút dầu ăn khuấy đều. Nên nếm chút gia vị cho vừa ăn là được.
– Cháo tôm rau mồng tơi
Nguyên liệu: 2-3 con tôm sú tươi, rau mồng tơi, gạo, hành, dầu ăn.
Cách làm: Lột bỏ vỏ, rút chỉ đen trên lưng tôm. Sau đó băm nhỏ và cho cùng hành lá, ướp cùng hạt nêm. Mồng tơi rửa sạch cùng nước muối, xay nhỏ. Sau đó nấu cháo chín nhừ và thêm tôm và rau mồng tơi vào nấu tiếp, nêm nếm vừa ăn là xúc ra bát dùng được.
– Cháo yến mạch cà rốt
Nguyên liệu: yến mạch, thịt nạc băm nhỏ, rau củ, hành lá.
Cách thực hiện: Bạn có thể ngâm yến mạch 1 tiếng trước đó để cho mềm. Còn rau củ bạn hầm chín để nước được ngọt sau đó cho thịt băm vào đun trong khoảng 10 phút. Cuối cùng cho yến mạch vào khuấy đều tay đến khi chín là có thể dùng được.
– Cháo thịt bò bí đỏ
Nguyên liệu: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt bò, bí đỏ, gia vị.
Cách thực hiện: Bí đỏ dễ chín nên khi nấu cháo bạn có thể cho vào cùng một lúc. Còn thịt bạn có thể cho thẳng vào nồi hoặc xào chín trước cùng gia vị để tăng thêm mùi vị. Cuối cùng khi cháo chín thì múc ra bát, xúc thịt bò lên trên cùng chút hành lá.

Bên cạnh đó khi nấu cháo bạn có thể sử dụng gạo vỡ để nấu cháo. Trẻ từ 1 tuổi trở đi đã có thể ăn được gạo vỡ nấu nhừ. Ngoài ra bạn cũng nên thay đổi thường xuyên các loại gạo như gạo lứt, gạo xát rối và tăng dần từ loãng cho đến độ đặc của nhão để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen dầu.

Với những trẻ mà bạn tập cho ăn cơm có thể áp dụng 2 công thức sau:

– Trứng hấp thịt băm

Để làm món trứng hấp, đầu tiên bạn lấy 2 lòng đỏ, không dùng lòng trắng, cho thêm ít gia vị cùng hành lá và cho ra 1 bát con. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát và nên chọc vài lỗ phía trên màng để tránh hiện tượng rỗ. Sau đó hấp ở xửng hoặc trong nồi cơm điện khoảng 10 phút. Với thịt bạn có thể trộn cùng trứng ban đầu hoặc xào qua, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi trứng chín thì dọn ra và đổ thịt xào lên trên.

– Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi

Đầu tiên là rửa sạch cá hồi cùng chút muối sau đó cho thêm gia vị như muối hồng, tiêu. Sau đó đun chảy bơ miếng và cho tỏi vào phi vàng đều. Tiếp theo là cho cá vào áp chảo 2 mặt tới khi chín đều từ trong ra ngoài. Lúc này bạn có thể dọn ra đĩa và cắt nhỏ thành miếng để trẻ thưởng thức.

Trên đây là các gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi có đầy đủ dưỡng chất. Mỗi bữa hãy cho ăn đúng và đủ để trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Thu Hà-t/h

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM