Lợi ích tuyệt vời của rau lá lốt đối với sức khỏe

Lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên những lợi ích tuyệt vời mà lá lốt mang lại không phải ai cũng biết.

Lá lốt chữa bệnh gout

Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, toàn cây lá lốt đều có chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên. Rễ lốt có chứa tinh dầu benzylaxetat. Lá và thân lốt chứa ancaloit, flavonoid và tinh dầu beta-caryophylencó tính sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau nên có khả năng hạn chế các triệu chứng viêm khớp, bệnh gút rất tốt. Một số cách sử dụng lá lốt chữa bệnh gout.

Bài thuốc uống:

Cách 1: Mỗi ngày, dùng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu dùng lá tươi thì 15-30g, sắc với 2 chén nước đặc tới khi còn 1/2 chén để uống sau khi ăn tối. Dùng bài thuốc liên tục 10 ngày.

Cách 2: Dùng 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước tươi cắt nhỏ rồi sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén thì chia làm 3 lần uống 1 ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 1 tuần.

Chữa chứng đau nhức cơ thể

Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, trị chứng ra mồ hôi…). Để trị đau nhức cơ thể khi trở trời, hoặc để giúp bổ máu cho cơ thể thì dùng 100 gr thịt bò, 50-70 gr lá lốt. Thịt bò (có vị ngọt, bổ máu) rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ mấy lần là dùng được. Món này dùng 2-3 lần trong tuần, dùng với cơm để có công dụng như trên.

Chữa mụn nhọt

Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g.

Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Chữa tiêu chảy

Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.

Điều hòa tuyến mồ hôi

Những người thường ra mồ hôi tay, mồ hôi chân gây trở ngại nhiều trong học tập và làm việc. Dùng lá lốt trong 1 2 tuần sẽ giúp bạn điều hòa lại tuyến mồ hôi, mang lại hiệu quả cao.

Cách làm: Dùng lá lốt tươi, rửa sạch, nên dùng khoảng 30g lá lốt sau đó đun sôi với 1 lít khoảng 3 phút. Sau khi sôi hoặc lúc đun cho vào 1/2 thì muối. Đổ ra một cái xô hoặc thau nhỏ, ngâm tay và chân vào cho đến khi nước nguội. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần sẽ đem lại cho bạn hiệu quả nhanh chóng.

Trị tổ đĩa ở tay, chân

Lá lốt tươi, rửa sạch, với lượng khoảng 30g đun với 1l nước, dùng nước uống trong ngày. Dùng bãi đã đun, nấu lại với 200ml nước, sau đó lấy nước rửa vùng bị tổ đĩa và lấy bã đắp lên vùng bị tổ đĩa khoảng 20 phút. Nên làm thường xuyên trong một tuần để đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Giải cảm lạnh

Lá lốt có tính ấm, vị cay cay, điều hòa tuyến mồ hôi, do đó khi ăn lá lốt có thể giúp cơ thể giải cảm lạnh, giúp mồ hôi độc trong cơ thể thoát ra ngoài. Lá lốt thái sợ mỏng, nấu chung với cháo, khi ăn thêm ít hành lá và tỏi, món này sẽ giúp giải cảm rất hiệu quả, đặc biệt là các cơn cảm lạnh, cảm do thời tiết thay đổi đột ngột.

Chữa đau bụng lạnh

Dùng lá lốt tươi, nấu với nước như nấu trà. Dùng 20g lá lốt tươi cho vào 300 ml nước, khi nào nước cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp, uống ngay khi nước còn ấm, có thể uống buổi sáng sau khi ăn hoặc buổi tối trước khi ăn, dùng đến khi nào hết đau bụng.

Hy vọng bài viết Lợi ích tuyệt vời của rau lá lốt đối với sức khỏe sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho nhiều bạn đọc về một loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh này.

 Như Hạnh

Nguồn Sưu tầm – Tổng hợp

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM