Mẹo ăn rau giúp hạ đường huyết tối đa, tăng sức đề kháng

Rau rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Vậy nhưng, việc chọn loại rau, cách ăn rau có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực kiểm soát đường huyết, tăng sức đề kháng.

Bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên nên ăn nhiều rau lá xanh để hỗ trợ nỗ lực kiểm soát lượng đường trong máu. Ở đó, rau lá xanh được hiểu là loại rau có màu xanh đậm, tỷ lệ lá lớn. Ăn chúng có thể đáp ứng các yếu tố vi lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Các loại rau lá xanh phổ biến gồm bắp cải, cải thìa, cải thảo, rau dền, xà lách, rau cải cúc, cần tây, rau muống, cải xoăn, thì là, ngò gai, hành lá, tỏi tây…

Chọn được loại rau tốt cho sức khỏe, cách ăn rau cũng có ý nghĩa quan trọng. Để tốt cho cơ thể, chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường chú ý 3 mẹo ăn rau dưới đây.

Ăn 500g rau mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ thể, một người trưởng thành cần đảm bảo ăn 500g rau mỗi ngày. Bạn có thể chia nhỏ 250g cho bữa sáng, phần còn lại cho bữa trưa và bữa tối.

Ngoài cách cân chính xác, bạn có thể ước lượng bằng tay. 250g rau xanh cắt nhỏ sẽ tương đương bằng hai bàn tay chụm lại.

Ăn rau lá xanh trước. Một số nghiên cứu phát hiện, ăn rau trước bữa ăn có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và phản ứng insulin sau bữa ăn. Đồng thời, nó khiến mức đường huyết dao động trong ngày ổn định hơn.

Áp dụng mẹo ăn rau giúp hạ đường huyết này, bệnh nhân không nhất thiết ăn 1 loại rau trong bữa. Bạn có thể đa dạng bằng 3-4 loại rau như rau ngót, cà chua, cà tím hấp và 1 số loại nấm.

Sau khi ăn rau lá xanh, bệnh nhân tiểu đường nên thưởng thức các món chính khác như thịt, cá. Cuối cùng là các món giàu carbohydrate như cơm, yến mạch…

Hạn chế chế biến với dầu. Để kiểm soát tốt lượng đường huyết, bạn nên chế biến rau xanh bằng cách ăn trực tiếp, hấp, luộc. Hạn chế xào với nhiều dầu mỡ bởi sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát đường huyết. Ảnh: IT

Định Tâm (Theo SH)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM