Mùa nóng, nên ăn uống thế nào?

Cả nước đã vào thời điểm nóng nhất trong năm. Một số người bắt đầu thấy có các biểu hiện sức khỏe không ổn như ngứa, tiểu nóng, tiểu bí, mệt mỏi, có người còn như thấy bốc hỏa, mất tập trung.

Nóng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người sức khỏe kém. Vậy mùa hè nắng nóng nên bổ sung và ăn các món ăn thế nào để có thể có một cơ thể khỏe mạnh?

Nắng nóng cần bổ sung gì?

Tập trung vào các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sự đề kháng và giấc ngủ: Nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: Rau dền, rau muống, bí… giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa; Cung cấp chất đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi… bằng các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ; Tăng cường hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp phát triển cơ xương bằng các thực phẩm như trái cây tươi, sữa chua, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là…); Cung cấp vitamin C, carotene và muối khoáng bằng các loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng…; Giúp ổn định thần kinh giúp thư giãn và dễ ngủ bằng sữa, đặc biệt là các loại sữa giàu canxi, tryptophan, taurin.

Nên ăn gì cho mát?

Mùa hè rất thích hợp các món luộc: mướp luộc, lặc lè luộc, đậu bắp luộc, bí xanh đỏ. Rau dền, rau muống, mồng tơi, rau đay ăn thì thấy mát dễ chịu nhưng với người bụng khỏe (đủ nóng) thì tốt mà người hay lạnh bụng thì dễ phân nhão ướt. Mấy rau này nên nấu nhạt hay nấu với tôm khô, thịt băm, tamari hợp hơn là luộc.

Mùa hè nên ăn nhiều đồ luộc, hạn chế đồ chiên rán, cay nóng.

Mùa hè nên ăn nhiều đồ luộc, hạn chế đồ chiên rán, cay nóng.

Ăn rau sống: Các loại như ram sau, diếp cá, dưa chuột, xoài xanh, khế rất hợp, thêm chút rau thơm như kinh giới tía tô, húng, mùi tàu, rau ngổ rất tốt. Rau diếp cá rất hay, có tính giải nhiệt khai uất thông khí, bổ khí, hành khí, thải độc tiêu viêm. Có thể làm salad trộn rau này. Mùa hè, kiếm rau sam ăn sống hoặc luộc rất tốt. Rau sam có tính kháng khuẩn, tiêu nhiệt độc trị nhiều bệnh như tay chân miệng, bỏng dạ, ngứa…

Món nấu: Mùa này hạn chế ăn các đồ chiên rán nướng ninh nấu quá nhiều lửa quá lâu. Các thể loại canh chua rất hợp. Có thể sử dụng khế, dứa, sấu, muỗng, dọc, lá rang, chua me… và cả tôm chua, dấm bỗng. Nên ăn nhiều rong biển rất tốt, kho hoặc nấu canh. Món rất mát và ngon là rong biển đậu phụ miso.

Quả bí đao là quả rất đặc biệt, có nhiều tác dụng tốt. Nó mát mà không gây hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, bồi bổ âm, thải muối, đạm động vật rất tốt.

Chè: Chè đỗ đen là món rất tốt và phổ thông. Dùng đường phèn sẽ mát hơn so với đường mật mía. Khi nấu, nếu có thể cho thêm chút gừng sẽ tốt hơn.

Mùa hè rất cần uống nước. Uống đủ để thận không bị nóng quá. Nóng quá sẽ thấy tiểu nóng, tiểu rắt, màu vàng sậm. Nhất là ai đi đường nhiều, làm việc nặng. Người ta có thể đun một số loại lá để giúp cho mát hơn như nhân trần, lá nếp, râu ngô, lá vối, các loại nước sâm bổ lượng.

Bột sắn cũng là một lựa chọn tốt, tính mát, phát hãn giúp giải nhiệt, thông khí, phát biểu chữa ngứa, nhiệt. Ăn sống thì mát hơn quấy.

Mùa hè rất nhiều hoa quả nhưng không phải hoa quả nào cũng mát. Có rất nhiều loại nóng. Ăn nhiều có thể sinh mụn nhọt. Quả tốt và phù hợp nhất là quả bơ. Xoài chín, ổi, mít, sầu riêng, vải, nhãn, dứa đều là quả nóng.

Các loại dưa lê, dưa gang, dưa chuột khá mát. Dưa hấu ăn ban đầu thì mát, thậm chí có vẻ lạnh nhưng ăn nhiều và lâu về sau lại có thể gây nóng…

Mùa hè nên uống nước dừa, nước mơ muối, nước chanh, nước cam.

Những thực phẩm cần hạn chế

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng… vì vừa khó tiêu, vừa nhiều năng lượng đòi hỏi phải cung cấp nhiều nước hơn để chuyển hóa; Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem (để tránh viêm đường hô hấp), bánh, sữa đặc có đường…; Hạn chế ăn thức ăn để đông lạnh.            

Theo SK&CĐ (BS. Trần Trung)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM