Nên ăn gì, kiêng gì khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể gây những khó chịu cho người bệnh. Ngoài bị ảnh hưởng bởi thời tiết, một số thực phẩm cũng làm tăng phản ứng dị ứng.
Dưới đây là thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng nên ăn và nên kiêng để trong thực đơn ăn uống giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Rau, củ quả giàu vitamin C
Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C chính là thành phần giúp củng cố hệ miễn dịch hiệu quả. Vitamin C có trong ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế,… rất tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, cam, táo, nước ép cà chua với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm này.
Thực phẩm có tính ấm
Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng,… có tính ấm đều chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang hữu hiệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng nên thường xuyên sử dụng một số món ăn có công dụng bổ phế âm như củ từ, gạo nếp, nhãn, táo tàu, đường đỏ,… để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nam giới trưởng thành nên đạt khoảng 11mg kẽm mỗi ngày, với nữ giới là 8mg.
Empty
Ảnh minh họa
Bổ sung kẽm đầy đủ không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn, mà còn có thể ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Lợi khuẩn/probiotic
Theo một nghiên cứu từ Tiến sĩ Justin Turner, hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), bổ sung lợi khuẩn có thể làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa.
Các thực phẩm giàu lợi khuẩn mà bạn nên ăn để giảm viêm mũi dị ứng bao gồm: Soup miso, nấm sữa kefir, sữa chua Hy Lạp…
Uống nhiều nước
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, uống gì thì chắc chắn không thể thiếu nước. Mỗi ngày cơ thể mỗi người cần nạp đủ 1,5 – 2,5 lít nước để hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Uống đủ nước cũng giúp hoạt động bài tiết của thận được tốt hơn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khác có thể xảy ra.
Empty
Ảnh minh họa
Bên cạnh nước lọc, người bệnh còn nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ hoặc một số loại trà thảo dược để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết. Nên ưu tiên uống các dạng nước ấm để tốt hơn cho mũi và họng.
Người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng gì?
Thực phẩm chứa chất kích thích
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như cà phê, rượu, bia hầu như được sử dụng thường xuyên hằng ngày. Nhưng có thể bạn không biết, những loại thực phẩm này sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì nó chứa nhiều hàm lượng histamine.
Empty
Ảnh minh họa
Vì vậy, nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng hãy thay thế những loại thức uống này bằng một loại nước ép hay một ly sinh tố nào đó sẽ tốt hơn.
Một số loại hạt
Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu phộng có thể sẽ làm cho tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn vì nó chứa nhiều histamin.
Empty
Ảnh minh họa
Vì vậy, để phòng tránh được những tình trạng như nghẹt mũi, ngứa mũi bạn nên loại bỏ nó khỏi khẩu phần ăn của mình. Thay vào đó, hãy chuyển sang ăn một số loại hạt như hạt hồ đào, hạt mắc ca, quả phỉ…
Kiêng đồ ăn, đồ uống lạnh
Đồ ăn, đồ uống lạnh sẽ khiến cho các cơn hắt xì liên tục gia tăng từ đó kích thích các cơn co thắt phế quản dẫn tới gây ho nhiều hơn và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.
Những người đang bị viêm mũi dị ứng cũng cần hạn chế ăn, uống đồ lạnh. Nếu có thể nên bỏ hẳn việc sử dụng đồ uống lạnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Chế độ chăm sóc dành cho người viêm mũi dị ứng
Người bệnh nên thực hiện những điều sau khi bị viêm mũi dị ứng:
+ Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, như phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi…
+ Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (tùy vào thể trạng, mức độ hoạt động, nhiệt độ môi trường). Ngoài nước lỏng, bạn có thể tiêu thụ thêm trà thảo mộc, smoothie…
+ Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ mỗi ngày. Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.
+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
+ Nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.
+ Thư giãn, giảm stress bằng yoga, thiền, tập thể dục, nghe nhạc nhẹ, đọc sách…
+ Vệ sinh nhà cửa, không gia sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là phòng ngủ. Giặt chăn gối, rèm cửa, thảm trải sàn… thường xuyên.
+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc tới nơi công cộng.
Thanh Hà/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM