Ngắm loài hoa ‘độc nhất vô nhị’ ở Tây Nguyên

Trên mảnh đất được mệnh danh ‘chảo lửa’ của vùng Tây Nguyên – huyện Krông Pa (Gia Lai) có một loài hoa được người dân tộc Ja Rai gọi là mlah đang nở rộ, nhuộm đỏ núi rừng mùa này, bất cứ ai nhìn cũng say đắm.

Với người dân tộc Ja Rai, hoa mlah còn được ví như vẻ đẹp của các sơn nữ ngây thơ, tươi tắn

Thời điểm này hoa mlah (hay còn gọi là gièng gièng, giềng giềng, lâm vố, chan một hột) nở rộ bên đường, đồi núi ở huyện Krông Pa. Krông Pa được mệnh danh là “chảo lửa” của Tây Nguyên với hai mùa mưa nắng rõ rệt; mùa khô có lúc nhiệt độ lên đến 40 độ C

Sự khắc nghiệt không ngăn được loài hoa mlah phát triển. Loài hoa này nở trong khoảng 2 tháng Tết Nguyên đán, đây cũng là thời điểm người dân nơi đây gọi là “mùa con ong lấy mật”

Lá cây mlah rụng xuống để lộ những chùm hoa đỏ rực

Cũng màu đỏ rực giống hoa gạo, chỉ khác là hoa mlah có 4 cánh hình dáng khác nhau, hoa gạo có 5 cánh giống nhau

Với người Ja Rai, hoa mlah được ví như vẻ đẹp tươi tắn của các sơn nữ.

Một cây hoa mlah mọc trên rẫy mì của người dân buôn Thành Công, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa

Kiến vàng (kiến vống) rất thích làm tổ trên cây mlah với những bản lá to, dễ liên kết

Với người dân Ja Rai, khi cây mlah mọc trong rẫy, vườn nhà được xem như dấu hiệu của may mắn, an lành

Thân cây mlah to có đường kính lên đến 3 người ôm. Nhựa, hoa của cây mlah được người dân tộc Ja Rai sử dụng để chữa đau bụng, chữa nọc độc của côn trùng…

Tuổi thơ của những em nhỏ dân tộc Ja Rai gắn với hoa mlah, bởi khi hoa rụng đỏ gốc sẽ được các em nhặt làm đồ chơi, hút mật hoa.

Tiền Lê – Huỳnh Thủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM