Ngày vía Thần Tài năm Tân Sửu: Gợi ý mâm cúng chuẩn, rước tài lộc vào nhà

Trong ngày vía Thần Tài năm Tân Sửu, các gia chủ thường bày biện lễ vật cúng thần, cầu mong an vui, thịnh vượng.

Đối với nhiều người Việt, ngày vía Thần Tài năm Tân Sửu khá quan trọng, đặc biệt là người làm ăn buôn bán.  

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần nắm giữ tài lộc, tiền bạc của mọi nhà. Nếu gia đình nào trong năm được vị thần này may mắn gõ cửa tới thăm thì cả năm sung túc, giàu sang, phú quý. 

Việc cúng bái là thành tâm, tuy nhiên mâm cúng Thần Tài phải đủ món đủ vị thì việc thờ cúng trong ngày vía Thần Tài mới linh thiêng được. 

Trong mâm cúng ở các lễ thờ cúng các vị Thánh, Thần hằng năm tại nơi cư ngụ luôn có 1 bộ tam sên. Đây là một tên gọi dân gian của các ông bà ngày xưa, nó đại diện 3 loài sinh vật sống ở các điều kiện khác nhau: trên trời, trên mặt đất và sống dưới nước. 

Bộ Tam sên cúng ngày Vía Thần Tài năm Tân Sửu:  

Bộ Tam sên thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là: Thiên, Thủy và Thổ. Đây là các yếu tố tạo nên sự sống muôn loài trên trái đất. Không những thế, 3 thứ này là phải 3 sinh vật ở hình thái: Thai Sinh, Noãn Sinh và cuối cùng là Thấp Sinh mới được coi là bộ Tam sên đúng nghĩa.  

Bộ tam sên gồm: thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.  

Ngoài những lễ vật trên, trên mâm cúng ngày vía Thần Tài còn cần chuẩn bị thêm một đĩa ngũ quả tươi, tránh dùng trái cây giả; một lọ hoa tươi, tốt nhất nên chọn những bó hoa chúm chím nụ, không dùng hoa giả và một bộ tiền vàng, một khay nước gồm ba cốc nước và hai chén rượu, hai cây đèn nhỏ.  

Người miền Nam còn có thêm một con cá lóc nướng chín còn người miền Bắc thêm dĩa xôi, thường là xôi gấc.

Một số lưu ý khi làm mâm cúng ngày Vía Thần Tài năm Tân Sửu 

– Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn. 

– Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn. 

– Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm, sứ…đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm, không nên dùng hoa giả. 

– Quả: Chọn quả tươi, ngon, thường dùng táo, lê, chuối, cam quýt. 

– Đèn: dùng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện.. 

– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài. 

– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài. 

Thanh Mai ( Sưu tầm)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM