Nhân trần – dược liệu dân gian giải nhiệt mùa hè

Nhân trần là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh trong Y học cổ truyền. Đặc biệt, dược liệu này có khả năng thanh nhiệt, làm mát gan, giải khát rất hiệu quả.
Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè

Nhân trần

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Đặc điểm cây nhân trần: Thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thường có thể cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá và khi vò lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng. Sử dụng được toàn bộ cây.

Nhân trần phân bố ở vùng nhiệt đới trên thế giới như Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… Tại Việt Nam, Nhân trần phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… Cây mọc hoang hay được trồng sản xuất.

Nhân trần là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc lẫn với các loại cây bụi nhỏ, cỏ thấp ven rừng. Mùa hoa quả vào tháng 4 – 7.

Toàn cây phần trên mặt đất của nhân trần được sử dụng để làm thuốc. Người ta thu hái vào mùa hè lúc cây đang ra hoa rồi phơi hay sấy khô, bó thành từng bó, bảo quản nơi khô mát.

Khi dùng thì đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Tiếp đến, chặt dược liệu thành từng đoạn 3 – 5 cm, phơi và sao qua cho khô.

Công dụng của nhân trần

Theo Y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can đởm. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi. Được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Ở Trung Quốc, đây là vị thuốc chữa phong thấp cốt thống, khí trễ phúc thống, mụn nhọt, mẩn ngứa do ve bọ đốt. Khi dùng phối hợp với các vị khác để chữa bệnh viêm da mắc ở đồng ruộng do ấu trùng sán vịt gây ra.

Theo y học hiện đại, nhân trần mang nhiều công dụng như:

Giảm huyết áp: Dùng 30g Hoắc hương núi và 130g râu ngô nấu thành nước, dùng uống trong ngày. Dùng thường xuyên để cải thiện triệu chứng khó tiểu, bí tiểu, tiểu rát…

Ngoài công dụng điều trị bệnh nhân trần còn dùng để giải khát, trà nhân trần được nhiều người ưa thích.

Lưu ý khi sử dụng nhân trần

Để việc sử dụng nhân trần hiệu quả, hạn chế những tác dụng không mong muốn thì khi dụng cần chú ý một số lưu ý như:

Nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh thì không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến việc đào thải nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tập trung. Không chỉ vậy, nếu gan không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến gan này phải tăng bài tiết dịch mật do tác dụng lợi mật, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh ra bệnh.

Trong quá trình sử dụng nhân trần, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng việc dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Nên chọn mua thuốc tại những địa chỉ uy tín để tránh ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm ảnh hưởng tới các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoặc chỉ có rất ít.

Nhiều người hay dùng kết hợp nhân trần với cam thảo điều này không nên, bởi cả hai vị thuốc này đều không nên dùng kéo dài.

Nhân trần có tính mát nên những người có thể đang có hàn, bị lạnh bụng thì không nên uống.

Vị thuốc nhân trần được ứng dụng trong điều trị bệnh gan mật rất hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cũng tránh việc sử dụng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể.

Trên đây là những tác dụng của nhân trần trong việc chữa và điều trị các căn bệnh phổ biến. Bạn nên cân nhắc và sử dụng sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe khi dùng nhân trần.

Thu Ngân/TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM