Những công dụng của rau dền đối với sức khỏe

Dền cơm làm rau ăn, luộc, xào, nấu canh ngọt hơn dền tía. Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Làm thuốc công dụng lợi tiểu, chữa viêm bàng quang…

Rau dền cơm

Mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém: Hạt dền (tán bột) uống với nước sắc thảo quyết minh 12g.

Thuốc lợi niệu, nhuận tràng, trừ giun: Hạt dền 20g sắc uống.

Rau dền gai

Rau dền gai mọc hoang. Có người thích dền gai này do tính tự nhiên, thiên nhiên hoang dã.

Dền gai luộc chấm vừng phòng ngừa và chữa bệnh đường tiêu hóa.

Lợi tiểu, chữa cảm sốt: Lá dền gai, giã nát, thêm nước, lọc nước uống. Bã đắp trị bệnh ngoài da.

Chữa bỏng nhẹ, sưng đau khớp, thúc nhọt mưng mủ, côn trùng cắn, lở ngứa: Lá dền gai giã nát đắp, cố định bằng gạc, băng dính.

Chữa bạch đới, khí hư: Rễ dền gai 20g, lá bạc thau 16g phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, sắc còn 100ml. Chia 2 lần. Uống trong ngày.

Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ dền gai 20g, lá huyết dụ 12g, lá trắc bá 8g, hoa hòe 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

Gia giảm: Dùng thêm cỏ nhọ nồi 8g, hoa hòe 4g. Tất cả thái nhỏ sao vàng, sắc uống.

Ngoài ra còn có rau dền dầu, trồng ở vùng cao phía Bắc nước ta. Hạt ép dầu ăn. Ngọn và lá non làm rau xanh. Rau dền nói chung chú ý tính mát của chúng dễ gây tiêu chảy, nhất là dền tía.

Ngày nay, rau dền có mặt ngày càng nhiều trên các cánh đồng hàng trăm hecta. Với phương thức canh tác riêng của mỗi nơi, đã có nhiều giống dền có màu lá thay đổi khác nhau. Hàng nghìn điền chủ trồng cây dền ở Mỹ. Ở Mỹ, rau dền là một trong những loại thức ăn kiêng thông dụng. 

Thu Thủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM