Những lưu ý quan trọng khi ăn hải sản

1. Không nên ăn hải sản lạ
Với bản tính tò mò, nhiều người sẵn sàng bỏ khoản tiền lơn để thưởng thức hải sản lạ. Tuy nhiên một số loại hải sản lại rất dễ gây dị ứng.
Không nên ăn hải sản lạ
Phản ứng dị ứng do ăn hải sản không phụ thuộc vào lượng ăn nhiều hay ăn ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng người với từng loại hải sản. Do vậy khi đi du lịch bạn nên hạn chế ăn các loại hải sản lạ. Nếu muốn an toàn khi ăn hải sản lạ hãy tham khảo ý kiến về nguy cơ dị ứng và cách thức xử trí dị ứng theo kinh nghiệm của người dân bản địa.
2. Không nên ăn hải sản tái, sống
Ăn hải sản chín tái, gỏi hải sản, thậm chí là hải sản sống là sở thích của nhiều người. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại giun sán gây bệnh nguy hiểm.
Gỏi hải sản
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng – Đại học Y Hà Nội cho thấy tình trạng đáng báo động về nguồn nước và hải sản bị nhiễm ký sinh trùng, nhất là sán lá, sán dây, các loại đơn bào… có thể gây bệnh nguy hiểm cho con người. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng giun đầu gai có thể thành các khối u di chuyển, điều trị rất khó khăn. Sán dây, sán ruột có thể hút hết chất dinh dưỡng trong ruột, gây thiếu chất và nhiễm độc thần kinh cho người. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sán lá gan, sán lá phổi, vì chúng gây bệnh tiến triển rất âm thầm, ở giai đoạn sớm hầu hết đều không có triệu chứng lâm sàng, nếu có thì thường chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ và rất dễ bị bỏ qua; sau đó ở giai đoạn muộn, bệnh diễn tiến nặng và đe dọa tính mạng người bệnh.
3. Không ăn hải sản chết
Hải sản vốn đã là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Ăn hải sản chết làm tăng nguy cơ ngộ độc cấp thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Theo BS Đào Thị Yến Thủy – chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên ưu tiên chọn hải sản còn sống, hải sản đông lạnh được bảo quản đúng cách.
Hải sản đông lạnh

Hải sản ướp đá cục nên xem xét cẩn thận trước khi mua. Không chọn hải sản bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, dập vỏ, chảy nhớt, đổi màu, có mùi hôi.

4. Không ăn hải sản đã chế biến lâu
Hải sản sau khi chế biến nếu bảo quản ở nhiệt độ thông thường, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ăn những hải sản này có nguy cơ bị ngộ độc.
5. Tránh ăn các hải sản gây dị ứng
Nếu bạn có “tiền sử” dị ứng với loại hải sản nào thì cần tránh xa. Lưu ý, kể cả những người chưa từng bị dị ứng với loại hải sản đó, nhưng nếu khi ăn xuất hiện triệu chứng như đỏ mặt, đau đầu, nổi mẩn ngứa, buồn nôn thì nên dừng ăn ngay lập tức.
Dị ứng hải sản

Có thể lúc đó, hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm nên gây dị ứng. Nếu tiếp tục ăn, có thể bị khó thở, thậm chí tử vong.

6. Nên dùng hải sản với gia vị ăn kèm
Nên dùng hải sản kèm với các gia vị như gừng, sả, tỏi, giấm, ớt, mù tạt… vì hải sản vốn có tính hàn, dễ bị “lạnh bụng”. Các gia vị trên sẽ giúp cân bằng, diệt khuẩn, bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó nên ăn hải sản với các loại rau thơm đặc trưng như kinh giới, tía tô, diếp cá…
Gia vị ăn kèm hải sản
Với các món hải sản nướng, nên tẩm ướp bằng nước xốt, vừa giúp hải sản có hương vị đậm đà, vừa an toàn khi ăn hải sản nướng do lớp xốt hạn chế lượng mỡ chảy xuống làm khét món ăn.
7. Cẩn trọng với các món kết hợp với hải sản
Ăn trái cây ngay sau ăn hải sản gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể. Bên cạnh đó tannin trong trái cây và trà kết hợp với protein và canxi tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Nước ép hoa quả
Đảm bảo an toàn khi ăn hải sản không nên ăn cùng trái cây có hàm lượng vitamin C cao. Chất asen pentavenlent trong hải sản khi kết hợp với vitamin C tạo thành thạch tín gây ngộ độc cấp tính.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM