Những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trẻ con mắc bệnh tự kỷ

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời, do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ.
Bệnh tự kỷ thường được biểu hiện với những khiếm khuyết về tương tác xã hội, người bệnh thường gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi, sở thích, hoạt động của người bị tự kỷ thường mang tính hạn hẹp hoặc lặp đi lặp lại.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy, số trẻ tự kỷ ngày một tăng cao và con số này vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm. Vậy yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ - Ảnh 2.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ?
Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ em thuộc mọi chủng tộc và quốc gia, nhưng có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ, bao gồm:
Trẻ nam có nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ cao gấp 4-5 lần so với trẻ nữ.
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do các nguyên nhân sinh non tháng dưới 37 tuần. Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g. Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, nhiễm độc thuỷ ngân… là những yếu tố nguy cơ khiến cho trẻ dễ mắc tự kỷ.
Môi trường cũng có thể là yếu tố, nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ. Chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc… thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.
Tiền sử gia đình, những gia đình có trẻ mắc tự kỷ, sẽ có nguy cơ có thêm một đứa con khác cũng mắc rối loạn này. Cũng khá thường gặp tình huống, cha mẹ hoặc người thân của trẻ mắc tự kỷ cũng có những vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp, có đôi chút hành vi thuộc tự kỷ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ - Ảnh 4.
Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định, có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ cao hơn bình thường. Những tình trạng này gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy; những rối loạn di truyền ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ; bệnh xơ cứng củ với biểu hiện gồm các khối u lành tính phát triển trong não; hội chứng Tourette; động kinh…
Ngoài ra, dường như cũng có mối liên kết giữa rối loạn tự kỷ và tuổi của bố mẹ khi sinh con, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định mối liên kết này
Cách nhận biết trẻ bị tự kỷ
Các triệu chứng có thể nhận biết như: Trẻ không nói được từ nào ngay cả khi đã được hơn 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ trở lên, ngay cả khi trên 24 tháng tuổi.
Trẻ hơn 1 tuổi nhưng vẫn không có động tác gây sự chú ý hoặc không có tiếng bập bẹ. Trẻ không có hứng thú kết bạn hoặc không bị lôi cuốn vào các đồ chơi hay trò chơi. Trẻ không chú ý vào ai mà chỉ nhìn lâu vào các vật có động tác đơn điệu và lặp đi lặp lại. Trẻ không trả lời, không ngoảnh lại hay phản ứng khi được gọi tên.
Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (trong khoảng từ 14 đến 16 tháng tuổi) nhưng sau đó bỗng nhiên mất hẳn (thường là sau khi trải qua một sự kiện nào đó như té ngã, mắc bệnh sởi hoặc nằm viện…).
Trẻ xuất hiện các động tác cơ thể lặp đi lặp lại như đập tay hay lắc lư thân thể. Trẻ không thích người khác động chạm vào người và khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì thường có biểu hiện hét lên chói tai hoặc bứt tóc, đập tay chân xuống sàn nhà hay đập đầu vào tường.
Trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh và mùi vị. Ngoài ra, còn có sự ưa thích đặc biệt với việc ổn định trật tự và thường chống đối mạnh mẽ các thay đổi liên quan tới những gì đã quen thuộc.
Nếu trẻ có từ 3 dấu hiệu trở lên trong các triệu chứng bên trên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám để phát hiện và nhận định sớm để được điều trị bệnh tự kỷ kịp thời.
Thông thường các dấu hiệu của bệnh tự kỷ đa số đều được bộc lộ trong vòng 3 năm đầu đời, nếu cha mẹ có thể nhận biết sớm chứng bệnh thì sẽ giúp trẻ sớm khắc phục phần nào căn bệnh thông qua việc điều trị bệnh tự kỷ tại các trung tâm y tế uy tín.
Thu Thủy-t/h
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM