PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BÀO KHMER
Xác định phát triển giáo dục và đào tạo là mục tiêu hàng đầu để nâng cao dân trí, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cho các địa phương có đông đồng bào dân tộc khơ me sinh sống. Chất lượng giáo dục nhờ vậy được nâng lên, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc so với khu vực thành thị.
Em Thạch Minh Quân, Học sinh lớp 5/1 – Trường Tiểu học Thạch Thia, Loan Mỹ – Tam Bình – Vĩnh Long
“Hồi đó con dùng những cây gậy để gõ theo nhịp và bây giờ con được học thiết bị mới là đàn để bắt được những bài khó, có thể tiếp thu bài nhiều và hát hay hơn, tiết học vui hơn”
Còn đây – một tiết học anh văn ở phòng học chuyên của lớp 4/1, đầy tính tương tác. Ngoài sự truyền đạt của giáo viên bộ môn, các em còn được tiếp thu bài mới một cách sinh động thông qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Em Trần Thị Khả Như, Học sinh lớp 4/1 – Trường Tiểu học Thạch Thia – Loan Mỹ – Tam Bình – Vĩnh Long
“Con thích môn Tiếng Anh tại vì phòng học tiếng anh thì có tivi để kết nối internet dễ học hơn, máy chiếu nữa sinh động, tìm hiểu dễ hơn”.
Bên cạnh 5 phòng dạy chuyên về âm nhạc, mỹ thuật, tiếng anh và tin học với 40 máy tính được trang bị thì thư viện trường cũng phát huy tốt vai trò bổ sung kiến thức, phát triển văn hóa đọc cho con em vùng đồng bào dân tộc.
Phòng giáo dục, sở giáo dục bổ sung sách hằng năm, mỗi năm 500 quyển, cứ luân chuyển lên xuống, 2017 được xây dựng trường mới Đài truyền hình xây dựng thư viện, bổ sung bàn HS đọc, thảm, cơ sở vật chất ti vi, bàn đọc sách giáo viên, bổ sung sách mới cho nữa, nên mấy em hoạt động nhiều nào là vẽ, đọc sách, mượn sách, tổ chức tiết đọc thư viện.
Cô Thạch Thị Thanh Trang, Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Thạch Thia
“Các em ở đây chủ yếu là dân tộc, có sách, thư viện mỗi ngày các em vô nghiên cứu, tra cứu bài học, mượn về nhà, có khi phụ huynh mượn dùng cũng có nữa, để con em họ tiếp xúc được nhiều với sách bổ sung kiến thức”.
Thầy Nguyễn Tấn Lực, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Thia – Loan Mỹ – Tam Bình – Vĩnh Long
“Ở trong vùng đồng bào dân tộc Khmer thế này mà được Đài và các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng trường lớp cho học sinh Khmer khang trang, đầy đủ, tạo điều kiện cho các em học tập bằng với mặt bằng các em học ở vùng thuận lợi, đây là việc làm hết sức ý nghĩa”.
Năm học này, Trường tiểu học Thạch Thia có trên 600 học sinh, trong đó có trên 500 em dân tộc Khmer, chiếm tỉ lệ trên 80%. Bên cạnh chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị không chỉ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường mà còn góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer./.
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn