Tuổi trung niên khổ vì rối loạn tiền đình

“Khủng hoảng tuổi trung niên” của các quý bà, quý cô thêm phần biến động vì các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, nôn ói do rối loạn tiền đình gây ra. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Trăm ngàn nỗi lo tuổi trung niên 

Bước vào tuổi trung niên, chắc hẳn chị em nào cũng đều chứa đựng một bầu trời tâm tư, từ lo già, lo xấu rồi đến lo bệnh. Đã muộn phiền vì tuổi tác, các quý cô còn phiền não bởi những triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, kèm theo ù tai, thậm chí nôn ói do rối loạn tiền đình gây ra. Điều này khiến tình trạng “khủng hoảng tuổi trung niên” của phái đẹp như thêm biến động.

Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau hốc tai, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng các hoạt động của cơ thể như di chuyển, nằm, cúi hay xoay người… Vì thế khi có tác nhân tác động vào, hệ thống tiền đình sẽ rối loạn, gây mất cân bằng. 

Đây là hội chứng phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi, trong đó vào giai đoạn trung niên và người già thường mắc phải hơn cả. Đáng lưu ý, qua nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần người bệnh.

Trạng thái xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng… là những triệu chứng của rối loạn tiền đình. Đây là hội chứng thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên. (Ảnh minh họa) 

Hội chứng tiền đình gồm hai nhóm chính xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Trong đó hội chứng tiền đình ngoại biên (chiếm hơn 90% người mắc bệnh) thường do viêm dây thần kinh số 9, viêm mê nhĩ, bệnh Meriene (rối loạn thính lực), u góc tiểu cầu não, virus gây viêm thần kinh sọ não số 8, chấn thương mê lộ,… Hội chứng tiền đình trung ương thường là do thiếu máu não hệ thống nền, u thân não, áp xe não, khối máu tụ vùng hố sau,…

Do vậy, để điều trị rối loạn tiền đình tận gốc và hiệu quả, trước hết cần xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời cần dùng thuốc điều trị các cơn chóng mặt, đau đầu – triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh. Song song đó là kết hợp các biện pháp không dùng thuốc, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng tuần hoàn não.

Dùng thuốc gì khi bị rối loạn tiền đình? 

Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ. 

Một số thuốc giúp điều trị và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình có thể kể đến như: Thuốc glucocorticoid methylprednisolon có tác dụng chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình), thuốc an thần như diazepam, lorazepam… dùng trong những ngày đầu để giảm lo lắng cho bệnh nhân.

Ngoài ra, còn có thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình như betahistin, almitrin – raubasin thường sử dụng sau giai đoạn cấp để điều trị duy trì; thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não như flunarizin, cinnarizin.

image002 (3)

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình có nhiều loại gây tác dụng phụ, vì vậy cần tuân thủ hướng dẫn và điều trị từ bác sĩ (Ảnh minh họa)

Song, các chị em cần nhớ rằng, khi dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bởi vì thuốc để chữa rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh như gây kích ứng dạ dày, buồn ngủ… Do đó, việc thực hiện theo lời chỉ dẫn là điều cần thiết.

Đối với trường hợp người bệnh bị rối loạn tiền đình nặng, bác sĩ có thể chỉ định cần can thiệp phẫu thuật hoặc phối hợp điều trị nội khoa, giúp giảm tối đa những khó khăn trong cuộc sống do bệnh tiền đình gây ra.

Nhẹ gánh rối loạn tiền đình nhờ các phương pháp tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc (điều trị nội khoa) hay can thiệp bằng phẫu thuật, người bị rối loạn tiền đình cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh, đặc biệt là cần phải tập thể dục hàng ngày với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga,… để cải thiện tình trạng bệnh, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiền đình đối với những người bình thường. 

Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể tham khảo một số biện pháp tự nhiên, đơn giản để rút ngắn thời gian điều trị và nhanh chóng lấy lại được sức khỏe tốt, ăn ngon ngủ khỏe và biến những lo âu phiền toái không cần thiết ra khỏi cuộc sống.

Chẳng hạn như ngâm chân bằng nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Các chị em nên ngâm chân với nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40-45 độ C, ngâm trong khoảng 20-30 phút. Điều này giúp máu lưu thông, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa tình trạng chóng mặt rất hiệu quả.

Khi có triệu chứng của rối loạn tiền đình, các chị em có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng trán, sau đó nghỉ ngơi, tránh ánh sáng mạnh (Ảnh minh họa)

Đồng thời, khi bị chóng mặt, đau đầu,… bạn có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng trán, sau gáy và hai bên hốc mắt, vùng đỉnh đầu, tầm 10 phút sẽ giúp làm giảm triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

Một điều quan trọng trong quá trình hỗ trợ là sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm, sản phẩm hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình như hoạt huyết dưỡng não có nguồn gốc từ thảo dược như đinh lăng, bạch quả.

Đối với rối loạn tiền đình, cách tốt nhất là nên phòng ngừa. Thứ nhất là phòng ngừa bằng cách thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện những bệnh lý nội khoa gây chóng mặt như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý về tri giác… Khi phát hiện sớm và điều trị tận gốc sẽ không bị rối loạn tiền đình ngoại biên. Thứ hai là tập thể dục bằng cách đi bộ và dang tay hít thở giúp người không bị mất thăng bằng, đặc biệt là tập aerobic, đây là phương pháp cực kỳ quan trọng và hiệu quả.

Bởi nếu không phòng ngừa hoặc không điều trị, rối loạn tiền đình sẽ tái đi tái lại hoài không hết, người bệnh dễ có nguy cơ bị té, thậm chí bị chấn thương sọ não do chóng mặt, mất thăng bằng khi đang chạy xe hoặc đi bộ.

TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM