Vị thuốc trị ho hiệu quả từ quả mơ

Theo y học cổ truyền, thịt mơ tính mát, vị ngọt chua, giúp bổ phổi, cắt cơn suyễn, giải khát, tạo dịch tiết.
Mơ:Prunus armeniacea L. (Armeniaca vulgaris Lam.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae), phổ biến ở Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái… Trái mơ ở các vùng này thường to cỡ hạt mít, pha chút ánh nâu đỏ đặc trưng. Mơ có hàm lượng đường chiếm khoảng 10%, có acid malic, acid citric, beta-caroten, protein, calci, phosphor, sắt ; vitamin A, B, C…, tinh dầu. Ăn mơ tươi có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp khai vị, tạo dịch tiết. Nhân hạt mơ (hạnh nhân)  được sử dụng làm thuốc, co chứa các chất đạm, acid béo, nguyên tố vi lượng, vitamin cao hơn thịt mơ.
Theo y học cổ truyền, thịt mơ tính mát, vị ngọt chua, giúp bổ phổi, cắt cơn suyễn, giải khát, tạo dịch tiết. Hạnh nhân được chia ra hai loại:
Cam hạnh nhân (hạt mơ ngọt) có tính bình, vị ngọt, giúp nhuận trường trị ho; dùng trị các chứng ho do phổi yếu, táo bón…
Khổ hạnh nhân (hạt mơ đắng) có tính hơi ấm, vị đắng, hơi độc; có tác dụng trị ho cắt cơn suyễn, nhuận trường thông tiện, dùng trị ho suyễn dạng cấp tính (thực chứng) và đại tiện táo do khô dịch.
Ảnh minh họa nguồn internet
Mơ và hạnh nhân có những ứng dụng như sau:
Họng khô phiền khát: Dùng quả mơ tươi hay khô 2 – 3 quả mỗi sáng, chiều ăn 1 lần.
Lỵ trực khuẩn, viêm ruột, sốt cao không rõ nguyên nhân: Mơ xanh, rửa sạch bỏ hạt, vắt nước. Cho vào nồi đất nấu đặc thành cao, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, ngày 2 lần.
Suy nhược cơ thể, ớn lạnh, kèm ho mạn tính: Cam hạnh nhân 5 – 10 hạt, lột vỏ nhai nuốt. Mỗi sáng ngủ dậy 1 lần, lâu ngày đạt hiệu quả.
Táo bón tuổi già, sản hậu: Cam hạnh nhân 15g (bỏ vỏ), gạo 30g, đường cát trắng 30g, thêm một ít nước. Mài thành dạng hồ nấu chín; mỗi sáng, chiều ăn 1 lần.
Ho do phổi táo (khô): Khổ hạnh nhân 6g, tán nhuyễn, lê 1 – 2 quả, bỏ vỏ và tim, nhét khổ hạnh nhân vào trong lê, sau khi chưng cách thủy nửa giờ thì dùng; hay dùng 3 quả mơ khô có cả hạt băm nhuyễn, sắc uống, mỗi sáng, chiều 1 lần.
Ho do phổi hàn (lạnh), đàm loãng nhiều bọt: Khổ hạnh nhân 10g, gừng tươi 6g, chà là 2 quả; sắc uống 2 lần vào buổi sáng, chiều.
Sốt cao miệng khô, sốt cao do lao, ho kèm mồ hôi trộm: Mơ rửa sạch bỏ vỏ, hột, băm  nhuyễn, vắt lấy nước bỏ bã, dùng lửa nhỏ nấu đặc thành dạng cao, chứa trong keo đậy kín. Một tuần sau thì dùng. Người lớn mỗi lần dùng 10 ml (trẻ con thì giảm liều), mỗi sáng, chiều 1 lần, tùy theo bệnh trạng, dùng  vài ngày cho đến vài tuần.
Viêm phế quản ở người cao tuổi: Khổ hạnh nhân băm nhuyễn cùng đường phèn với lượng tương ứng, nấu thành dạng kẹo. Mỗi lần dùng 10ml, mỗi sáng, chiều 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Lê 1 quả, khoét một lỗ nhỏ, hạnh nhân 15g băm nhuyễn nhét vào trong lê, bịt kín, nấu chín để ăn, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 3 – 7  ngày.
Ho suyễn, phù thũng, đại tiện không thông: Cam hạnh nhân 30g, bỏ vỏ, cùng gạo và đường phèn với lượng vừa nấu thành chè, làm điểm tâm sáng, dùng liền 1 – 3 tuần.
Nám, tàn nhang trên mặt: Mơ bỏ vỏ, bỏ hạt, vắt lấy nước trộn đều với lòng trắng trứng. Thoa mặt trước khi đi ngủ, giúp trừ tàn nhang.
Bài thuốc chỉ mang tình chất tham khảo!
Thanh Lam-t/h
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM