Bị nhiệt miệng, nên ăn gì?

Nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng thường xuyên gây khó chịu. Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ bạn “đánh tan” những nốt nhiệt miệng đang hoành hành.
Bột sắn dây: Đứng đầu bảng thực phẩm tính mát, không thể không kể đến bột sắn dây chứa nhiều vitamin, chất khoáng. Bạn có thể uống sống (pha trực tiếp bột sắn dây với nước lọc) hoặc ăn chín (nấu hoặc hòa tan bột sắn dây với một ít nước lạnh sau đó đổ nước sôi vào để làm chín bột).
Bột đậu: Đậu xanh, đậu đen đều có tính mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Các loại đậu có thể chế biến bằng cách đun nước uống, nấu chè hoặc làm món hầm cùng xương, sườn, móng giò…
Nước cam, chanh: Các loại quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin C và chất khoáng, có tính mát nên có thể hỗ trợ trong việc đánh tan các nốt nhiệt miệng.
Nước dừa: Dừa là một trong những loại quả có thể làm dịu mát cơ thể, giúp diệt vi khuẩn và làm lành các vết nhiệt trong miệng. Ngoài uống nước dừa thì nước cốt từ cùi dừa cũng có tác dụng làm sạch miệng và làm dịu vết nhiệt.
Nước ép rau má, diếp cá: Rau má nổi tiếng về tính mát, nước rau má có tác dụng rất tốt để làm thanh nhiệt cơ thể, chống oxy hóa và giúp các vết thương mau lành. Rau diếp cá thường được chọn khi cơ thể bị nóng trong, tuy nhiên, do có vị tanh nên không phải ai cũng có thể ăn được. Để làm nước ép rau má, diếp cá, bạn có thể ép riêng từng loại hoặc trộn lẫn chúng với nhau.
Sưu tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM