Lễ hóa vàng Tết Nhâm Dần 2022 nên làm vào ngày nào?

Trong dịp Tết Nguyên Đán, ngoài lễ cúng Giao thừa, cúng 3 ngày Tết, thì lễ hóa vàng ngày Tết cũng được các gia đình chú trọng.
Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, năm 2022 Nhâm Dần có ngày 4/1/2022 âm là ngày Lập Xuân theo Nhật lịch 24 Tiết Khí 4/2/2022 dương lịch từ 3h50 phút là Trời Đất bắt đầu bước vào tiết Lập Xuân. Thời điểm chuyển tiết từ Đại Hàn sang tiết Lập Xuân ngoài trời từ thời xưa người Việt cổ luôn tiến hành nghi lễ cúng Lập Xuân do đặc thù là quốc gia thuần nông thời cổ.
Mọi năm, nhiều gia đình hay hóa vàng từ mùng 3 âm lịch trở ra. Nhưng riêng năm 2022 Nhâm Dần, các gia đình không nên làm lễ hóa vàng ngày mùng 4 âm vì rất kỵ khi ngày này là ngày Lập Xuân. Hóa vàng tiễn tổ tiên ngày Lập Xuân là đại kỵ trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Chúng ta có thể làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 3, mùng 5, mùng 6 âm.
Các khung giờ vàng để hóa vàng và hợp với các gia chủ như sau:
Ngày 3/1 âm lịch, ngày Đinh Hợi hợp các gia chủ tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ từ 7h đến 9h hoặc từ 13h đến 15h.
Ngày 5/1 âm lịch, ngày Kỷ Sửu hợp các gia chủ tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ từ 5h đến 7h; 9h đến 11h hoặc từ 15h đến 17h.
Ngày mùng 6/1 âm lịch, ngày Canh Dần hợp các gia chủ tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ từ 7h đến 9h; 9h đến 11h hoặc từ 13h đến 15h.
Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. Với mâm cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo (*)
Thanh Vân/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM