NHỮNG THẦY THUỐC TẬN TÂM VỚI NGHỀ

Vượt lên những áp lực và khó khăn, vất vả, những người làm công tác y tế vẫn nêu cao y đức, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh. Ngày 27/2 hàng năm không chỉ là dịp tôn vinh mà còn như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm và sứ mệnh mà các y bác sĩ được giao phó.
Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, những câu chuyện trong ghi nhận ngay sau đây, như một lời tri ân gửi đến các y bác sĩ và nhân viên y tế – những người luôn tận tâm cống hiến vì sức khỏe cộng đồng.
Có thể là hình ảnh về 3 người và mọi người đang đứng
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, khi bàn chân xuất hiện vết loét, nghĩa là bệnh nhân đã gặp tổn thương cả về thần kinh lẫn mạch máu. Từ thực tế này, từ những năm 2000, ý tưởng về một loại giầy dép dành riêng cho bệnh nhân mắc tiểu đường đã được hình thành. Các bác sĩ tại bệnh viện Nội Tiết trung ương đã phối hợp viện nghiên cứu da giầy, miệt mài để nghiên cứu thành công vật liệu để sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường nhằm hạn chế và phòng ngừa loét bàn chân.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hoàng Hiệp – Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương
“Đối với bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng bàn chân là tàn tật và tần tật vĩnh viễn nên chi phí cho việc điều trị rất lớn. Khi chúng ta chuẩn bị đôi giày tốt giúp bệnh nhân hạn chế biến chứng, lợi ích kinh tế và xã hội”
Giày cho bệnh nhân tiểu đường được người bệnh và các bác sĩ trong ngành y đánh giá là phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường ở mức nhẹ và vừa, góp phần giảm nhẹ các biến chứng liên quan đến bàn chân.
 Trong khi đó, các y bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện luôn phải căng mình với những bệnh nhân nặng, thậm chí có những bệnh nhân “thập tử nhất sinh”. Họ là những chiến binh khoác áo blouse trắng luôn lặng lẽ giành giật sự sống cho bệnh nhân.
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng, trong nhà và bệnh viện 
Điều dưỡng Trần Thị Thúy Ly – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
“Bệnh nhân nặng hơn là phải chăm sóc toàn diện  cthủ thục nhiều hơn, những buổi trực cuối tuần thì rất vất vả, cả kíp có 3 người, 3 bạn học việc thêm luôn chân luôn tay, có hôm 3h chiều mới được ăn cơm.”
Nếu như những khoa lâm sàng khác, tuyển bác sĩ, điều dưỡng mới ra trường có thể làm được việc ngay, nhưng ở Khoa Hồi sức tích cực chống độc, điều dưỡng, bác sĩ phải trải qua thời gian đào tạo ít nhất 2 năm mới có thể làm được việc. Bác sĩ, điều dưỡng phải “thấm” được công việc ở khoa, phải chịu được áp lực công việc cũng như đủ bản lĩnh để giải quyết những thắc mắc của người nhà.
Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Đăng Quân – Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
“Tôi đã chứng kiến và tham gia nhiều tour trực rồi, đôi khi thấy mệt mỏi nhưng nghĩ đến kết quả tốt hơn cho bệnh nhân thì lại cố gắng…”
Áp lực và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, để mỗi bệnh nhân ở đây sớm hồi phục và được ra viện thì công sức của những y bác sĩ này là không thể đong đếm. Với tình yêu và sự tận tâm trong công việc, những người làm nghề y vẫn tiếp tục bám trụ với nghề, yêu nghề, vì tính mạng và sức khỏe của người bệnh là trên hết./.
Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.
Phạm Tuấn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM