Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của cây lu lu

Cây lu lu có vị đắng, tính rất lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa đinh nhọt, ung thũng, đơn độc, viêm khí quản mạn tính, viêm thận cấp tính, bị ngã đánh sai khớp chấn thương… Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên dùng phải thận trọng
Chữa cảm sốt, sưng họng, ho nhiều đờm: Dùng 20 – 30g cây lu lu tươi, giã nát, chế nước đã đun sôi vào, vắt lấy nước cốt chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày 1 liệu trình. Hoặc có thể dùng rễ nụ áo 100g, rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g, mỗi lần uống 3 – 5g.
Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Dùng cả cây lu lu khô 15g, mộc thông 15g, rau mùi 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa ngã trên cao xuống, bị thương ứ máu: Dùng cả cây lu lu tươi 80g, giã nhỏ, chế thêm dấm, vắt lấy nước cốt uống, còn bã dùng đắp lên chỗ đau.
Chữa hậu bối, các loại nhọt độc sưng đau: Dùng lá lu lu và 1 con nhái, cùng giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh.
Chữa tràng nhạc: Dùng cành lá lu lu, vỏ cây đào, lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bệnh.
Chữa thổ huyết không ngừng: Cành lá lu lu phơi hoặc sấy khô nghiền thành bột mịn, nhân sâm tán thành bột mịn. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 4g bột lu lu trộn với 2g bột nhân sâm, chiêu với nước đun sôi để nguội.
Chữa kiết lỵ: Lấy lá lu lu khô 25 – 30g (lá tươi tăng gấp 2 liều lượng), đường trắng 25g, sắc nước uống.
Chữa bong gân sưng đau: Dùng lá lu lu tươi một nắm, hành trắng để cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 – 2 lần.
Chữa nữ bị khí hư bạch đới: Dùng cây lu lu, hoa mào gà trắng, quán chúng, mỗi thứ đều 30g, sắc với nước 3 lần, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày.
                                                                                                                                                                                             QA/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM