3 “giai đoạn phát triển” tăng chiều cao hiếm có, bố mẹ đừng để con thấp lùn!

Ở mỗi giai đoạn, tốc độ tăng trưởng khác nhau. Phụ huynh cần nắm rõ để không bỏ lỡ thời điểm vàng, giúp con sở hữu tầm vóc cao lớn khi trưởng thành.

Cân nặng có thể dễ dàng thay đổi suốt cuộc đời nhưng chiều cao chỉ phát triển đến một giai đoạn nhất định, không phải mọi lứa tuổi trẻ đều tăng chiều cao nhanh. Tận dụng tốt các giai đoạn vàng sau, bạn sẽ “hái quả ngọt”:
1000 ngày vàng đầu đời (tính từ khi trẻ trong bào thai cho đến năm 2 tuổi)
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nếu thai kỳ mẹ bầu được chăm sóc tốt, tăng được 10-12kg thì bé sinh ra có chiều dài đạt chuẩn từ 50cm, cân nặng khoảng 3kg.
878
Người mẹ cần chế độ ăn đa dạng, giàu các dưỡng chất cần thiết
Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Nếu được chăm sóc đúng và khoa học, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên, 10cm trong năm thứ 2 và tốc độ này giữ vững cho đến năm trẻ 3 tuổi.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiều cao lúc 3 tuổi ảnh hưởng quyết định đến 60% chiều cao khi trưởng thành. Điều này đồng nghĩa với việc, bố mẹ tuyệt đối không nên lơ là việc chăm sóc giúp bé tăng chiều cao tối đa giai đoạn này.
877
Giai đoạn 4-6 tuổi:
Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm hơn giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, nếu được cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ, được vận động khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, trẻ có thể đạt mức tăng 5-6cm/năm. Đặc biệt bé gái có tốc độ tăng tốt hơn bé trai.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:
Đây là giai đoạn vàng tăng chiều cao cuối cùng của trẻ. Bỏ lỡ giai đoạn này cơ hội để trẻ tăng chiều cao không bao giờ trở lại. Tiền dậy thì với trẻ em Việt thường là 9 – 10 tuổi (với nữ) và 10 – 11 tuổi (với nam), có trẻ sẽ bước vào giai đoạn tiền dậy thì từ 8 tuổi hoặc sớm hơn.
Rất khó để phân biệt ranh giới giữa tiền dậy thì và dậy thì. Các bậc phụ huynh thường nhầm khi trẻ gái có kinh nguyệt và trẻ trai có tinh dịch là bắt đầu dậy thì nhưng thực chất khi có các dấu hiệu này, quá trình dậy thì của trẻ sắp hoàn tất, thời gian có thể tăng trưởng chiều cao không còn nhiều.
876
Từ sau 8 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho xương tăng lên nhanh chóng
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, từ 8 tuổi, kích thước xương, mật độ khoáng chất ở xương… sẽ tăng lên khoảng 4%/năm cho đến hết giai đoạn vị thành niên. Do đó, tập trung đúng giai đoạn này sẽ giúp quá trình tạo xương diễn ra hiệu quả để trẻ tăng chiều cao.
Mức tăng tốt nhất mà trẻ có thể đạt được giai đoạn này là 10-15cm/năm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và 17 tuổi ở nam giới, khi quá trình cốt hoá hoàn tất (18-20 tuổi), trẻ không thể tăng chiều cao được nữa.
Làm thế nào để trẻ tăng chiều cao tốt nhất từng giai đoạn?
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mà chúng ta có thể dễ dàng tác động được. Ngay từ trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ cần phải được chăm sóc với dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, acid folic, canxi, vitamin D3, K2 giúp hình thành và phát triển khung xương tốt trong bào thai.
Trẻ nên được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, xây dựng chế độ ăn khoa học và cân đối theo từng giai đoạn độ tuổi sau đó. Cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), vừa đủ thể trạng và nhu cầu của trẻ.
Đặc biệt, bố mẹ cần chú trọng thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn của trẻ như trứng, tôm, cua, hải sản, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…
Theo 24H
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM