“Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” – Điểm sáng trong giáo dục thời 4.0

CHỦ ĐỀ: “SÁNG TẠO LÀ KỶ NGUYÊN TIẾP THEO CỦA TRÍ TUỆ”
Giáo sư Howard Gardner, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Trần Thanh Vân, Nhà giáo dục, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, cũng như nhiều chuyên gia đa lĩnh vực, sẽ có bài chia sẻ về sự trọng yếu của Giáo Dục Sáng Tạo – Kỷ Nguyên Tiếp Theo Của Trí Tuệ tại Hội nghị thường niên về Tương Lai Giáo Dục từ 2021 “The Symphony of The Mind” được tổ chức trực tuyến vào ngày 8 và 9 tháng 10 tới đây. Hội nghị cũng có sự góp mặt của những hạt giống tài năng có thành tích học tập và sáng tạo đầy nổi bật từ hệ thống các trường Ivy League và các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
Nghệ sĩ quốc tế – Nhà giáo dục Thanh Bùi
Cuộc sống vào năm 2050 dường như sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người ở hiện tại. Sự xuất hiện của dữ liệu lớn (Big Data), Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) hay Vạn Vật Kết Nối – Internet of Things (IoT) trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã cùng tác động lên nhau khiến các mô hình xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục cũ bị thay đổi và giờ đây thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi các cá nhân có thể liên hệ, kết nối hợp tác với nhau một cách dễ dàng, không phân biệt sắc tộc, giới tính, bạn tới từ quốc gia hay các vùng lãnh thổ nào.
Những vấn đề cấp thiết toàn cầu đang thách thức toàn bộ kinh nghiệm của nhân loại.
Nghệ sĩ quốc tế – Tiến sĩ – Nhà giáo dục Alexander Tú
Những thứ mà trước đây chúng ta từng chắc chắn thì bây giờ chỉ mang ý nghĩa tham khảo nhiều hơn là việc có thể truyền đạt lại cho thế hệ sau một cách nguyên bản. Mọi thứ giờ đây dường như thay đổi quá nhanh và nếu mỗi cá nhân không chủ động để làm mới bản thân mình mỗi ngày thông qua các hoạt động sáng tạo thì có lẽ câu chuyện robot thay thế con người điều khiển thế giới hay Trái Đất phải đối mặt với thảm hoạ kép sẽ không còn là hình ảnh chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Và tương lai phải bắt đầu từ những hạt mầm nhỏ nhất. Chính vì vậy, câu hỏi cấp bách được đặt ra lúc này dành cho các bậc cha mẹ, nhà trường, những người làm công tác giáo dục hay xã hội là: Một đứa trẻ được sinh ra vào năm 2020 cần làm gì để sống sót vào năm 2050?
SÁNG TẠO LÀ KỶ NGUYÊN TIẾP THEO CỦA TRÍ TUỆ
Ở Embassy Education, chúng tôi, những người làm giáo dục tin rằng, con người nên được đào tạo để trở thành một “con người” đúng nghĩa, tức họ có sự tự do, có đầy đủ khối óc và trái tim, và tiến đến trở thành phiên bản đẹp đẽ nhất của chính mình, thì những năng lực tư duy bậc 4 (analyze – phân tích), bậc 5 (evaluate – đánh giá) và quan trọng là bậc 6 (create – sáng tạo) trong tháp tư duy Bloom xứng đáng được đề cao.
Và để dần hình thành và phát huy sự sáng tạo của một đứa trẻ, các em trước hết cần được tiếp cận trí thức ở đa góc nhìn một cách toàn diện và không bị giới hạn, từ đó, các em cần được khuyến
khích hình thành những kết nối tư duy mới mẻ liên lĩnh vực, giữa tư duy khoa học và trực cảm nghệ thuật, giữa suy nghĩ thực tế của một nhà kinh doanh và sự mộng mơ của một nhà thơ, giữa óc “logic” của một kỹ sư và óc “magic” của một người họa sĩ.
Dựa trên quan điểm và triết lý của giáo dục sáng tạo đó, hội nghị thường niên về tương lai giáo dục SYMPHONY OF THE MIND được Tổ chức giáo dục Embassy Education đứng ra tổ chức với chủ đề cho năm đầu tiên 2021 “SÁNG TẠO LÀ KỶ NGUYÊN TIẾP THEO CỦA TRÍ TUỆ”, đi cùng với sự đồng hành của các đơn vị tiêu biểu trong ngành công nghiệp sáng tạo nước nhà như Vietcetera, i-IVY, Similac hay Biti’s Kids, nhằm gieo những hạt mầm cổ vũ và lan tỏa nhiều hơn nữa cho câu chuyện GIÁO DỤC SÁNG TẠO (Creative Education) tại Việt Nam.
Chương trình lần này sẽ có sự góp mặt đông đảo của các bậc thức giả mang tầm vóc quốc tế như:
  • Giáo sư Howard Gardner: cha đẻ Thuyết Đa Trí Thông Minh, Giám đốc cấp cao của Harvard Project Zero. Ông đã xuất bản hàng trăm bài báo nghiên cứu và hơn 30 quyển sách về tâm lý học, trong đó nổi bật là thuyết đa trí tuệ (multile intelligences). Năm 2000, ông cùng đồng nghiệp thành lập chương trình học về Tâm trí, Não bộ và Giáo dục tại Đại học Harvard. Ông đã được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ

Giáo sư Howard Gardner

  • Giáo sư Ngô Bảo Châu: Huy chương Fields 2010, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tại Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế vào các năm 1988 và 1989. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Toán học tại Trường Đại học Paris XI. Năm 2010, ông là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng Huy chương Fields nhờ vào công trình Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Năm 2021, ông được bầu làm thành viên danh dự của Hội Toán học Luân Đôn
  • Giáo sư Trần Thanh Vân: Huy chương Tate 2012, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam. Ông là người sáng lập và Chủ tịch của Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, hoạt động không mệt mỏi nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại ở Việt Nam. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” từ Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam của ông được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường Tiểu học và THCS tại Việt Nam từ năm 2011.
Cùng rất nhiều chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực cả trong và ngoài nước như:
  • Nhà giáo dục – nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: Gần 30 năm sự nghiệp ngoại giao tại Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội – Đại sứ tại Bỉ và Trưởng Phái đoàn đại diện bên cạnh Liên Minh Châu Âu.
  • Nghệ sĩ quốc tế – Nhà giáo dục Thanh Bùi: Từ 2012 đến nay, ông trở lại Việt Nam và bắt đầu hành trình giáo dục sáng tạo tại đây thông qua các dự án tiêu biểu Học viện Âm nhạc & Trình diễn Nghệ thuật Soul (SMPAA), Tổ chức Phi chính phủ AMPA Education, Học bổng Trịnh Công Sơn, v.v…với mục tiêu mang giáo dục sáng tạo đến tất cả trẻ em Việt Nam.
  • Marketer – Nhà giáo dục Hùng Võ: Hiện là Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Marketing tại Biti’s; và Tổng Giám Đốc Điều Hành và Giám Đốc Chiến Lược, Dentsu Redder, là marketer duy nhất từ Việt Nam được vinh danh trong danh sách top 50 CMO có sức ảnh hưởng tại Châu Á năm 2021 (Campaign Asia Powerlist). Thành viên Hội Đồng Cố Vấn ĐH Fulbright Vietnam, cũng như là nằm trong Ban Cố Vấn cho Viện Đổi Mới Sáng tạo của ĐH Kinh Tế Tp. HCM, đồng thời trong Hội Đồng Điều Hành của hệ sinh thái Embassy Education.
  • Nghệ sĩ quốc tế – Tiến sĩ – Nhà giáo dục Alexander Tú: Giám đốc công ty LYRICIST Dance thành lập năm 2016, trở thành nhóm nhảy Việt Nam đầu tiên chiến thắng Super 24 tại ASEAN Championships 2019, và là nhóm nhảy châu Á đầu tiên được mời biểu diễn ở Dance Proms năm 2017.
  • Đạo diễn – Nhà giáo dục Kathy Uyên: Đồng sáng lập và trở thành C.E.O của Học viện A.C.T từ năm 2019, là người sáng tạo ra Phương pháp A.C.T. Huấn luyện diễn xuất hơn 50 diễn viên, người nổi tiếng trong bộ môn nghệ thuật và hơn 10 dự án phim ảnh: Gái Già Lắm Chiêu, Chị Chị Em Em, Hai Phượng, Em Chưa 18, v.v…

Đạo diễn – Nhà giáo dục Kathy Uyên

  • Nhà giáo dục – Giám đốc công ty i-IVY Tony Diệp: Hiện nay, với vai trò Giám đốc, anh Tony Diệp và công ty I-IVY đã giúp hàng trăm sinh viên được nhận vào các trường đại học hàng đầu thế giới, như hệ thống 8 trường Ivy League (Đại học Harvard, Đại học Yale….)
Bên cạnh những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ thì những tài năng trẻ đã và đang toả sáng ở đa lĩnh vực chính là minh chứng hùng hồn nhất đại diện cho thế hệ tương lai Việt Nam trí thức hơn, văn minh hơn, thấu cảm ơn và giàu lòng trắc ẩn hơn.
  • Tri Giao – sinh viên ngành Computer Science thuộc Đại học Princeton (từng lọt vào Chung kết cuộc thi Vietnam’s Got Talent 2012, hiện là business manager cho theatre intime tại Đại học Princeton).
  • Hoàng Anh – sinh viên ngành Art and Media Studies & Integrated Science thuộc Đại học Fullbright Việt Nam (học sinh đầu tiên nhận học bổng chứng chỉ âm nhạc quốc tế Trinity College London tại Việt Nam, từng giữ chức chủ nhiệm Câu lạc bộ Âm nhạc Music Club tại Đại học Fulbright Việt Nam).
  • Minh Quân – sinh viên ngành Chemical Engineering thuộc Đại học California tại Berkeley (Giải Special mention tại cuộc thi piano quốc tế Pianohouse’s “Road to Carnegie Hall”, là sinh viên lọt vào danh sách UC Berkeley Dean’s List Spring 2021).
  • Vĩ Phan – sinh viên ngành Economics-Philosophy & Art History thuộc Đại học Columbia (Giải bạc cuộc thi Toán UKMT Senior Math challenge 2018, hiện là Phó chủ tịch tại Columbia Global Research & Consulting group, và là giám đốc marketing cho cộng đồng kinh doanh Columbia Fashion Business Society).
  • Tất cả thế hệ tài năng Việt Nam sẽ cùng nhau thảo luận, chia sẻ, gợi mở và trao gửi thông điệp “SÁNG TẠO LÀ KỶ NGUYÊN TIẾP THEO CỦA TRÍ TUỆ” (Creativity is the next intellect) như một chương kế tiếp đầy cảm hứng của giáo dục tại nước nhà.
    Thoa4

Hội Nghị Thường Niên Về Tương Lai Giáo Dục Từ 2021 “The Symphony Of The Mind” được tổ chức trực tuyến vào ngày 8 và 9 tháng 10 chia làm hai (02) tập phát sóng vào hai khung giờ

  • Tập 1: 20:00 – 21:00 Thứ sáu 8/10/2021
  • Tập 2: 20:00 – 21:00 Thứ bảy 9/10/2021
Khán thính giả quan tâm có thể đăng ký và nhận thư mời tại website: https://embassyeducation.edu.vn/symphony/
 
  1. Về Tổ Chức Embassy Education Và Hệ Sinh Thái Giáo Dục Sáng Tạo
Embassy Education là hệ sinh thái giáo dục sáng tạo (creative education) đầu tiên tại Việt Nam, được ra đời nhằm giúp thế hệ trẻ hôm nay tiếp cận với thế giới thay đổi nhanh chóng bên ngoài, truyền cảm hứng để các em khám phá ra tiếng nói riêng, tiềm năng và hướng đi cho tương lai của bản thân, nhờ vậy các em trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình và trở thành những Đại sứ tương lai của cuộc sống.
Sứ mệnh đó của Embassy Education được tóm lược trên hệ 04 giá trị cơ bản: TÔN TRỌNG, CHÍNH TRỰC, HIỂU BIẾT, TRÁCH NHIỆM.
Hệ sinh thái Embassy Education sẽ trang bị cho học sinh nền tảng cần thiết nhất để trở thành một công dân toàn cầu thông qua chương trình học liên tiếp từ những năm tháng đầu đời cho đến hết trung học phổ thông, và bậc học cao hơn để theo đuổi sự hoàn thiện và mục đích của cuộc sống, bao gồm 17 đơn vị thành viên: LITTLE EM’S, ROYAL EMBASSY ACADEMY, GLOBAL EMBASSY, SOUL MUSIC AND PERFORMING ARTS ACADEMY (SMPAA), SPECIAL EM’S, VIRES, VIAE, EM MAISON, KINDERMUSIK, YOGA PLANET, A.C.T ACADEMY, LYRICIST, ARTS NATION, VIIS, VCVAA, AMPA, COLAB.
Thông tin liên hệ:
          Đại Diện Ban Truyền Thông
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM