Vì sao nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở người trẻ tuổi?

Tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ ngày càng gia tăng trong đó có không ít người phải nhập viện vì bị biến chứng nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp gây những cơn đau thắt ngực, sau đó hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. Theo các bác sĩ cho biết, nhồi máu cơ tim chủ yếu do nguyên nhân xơ vữa động mạch vành. Các mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch (giảm kích cỡ lòng mạch máu) và dần dần gây tắc.
Các mảng xơ vữa này có thể nứt vỡ bất cứ lúc nào, đột ngột, sau đó khởi động quá trình tạo thành các cục huyết khối. Chính quá trình này gây tắc động mạch vành, tạo ra các cơn đau thắt ngực, triệu chứng chính của nhồi máu cơ tim.
nhoi mau co tim 2
Nhồi máu cơ tim ở người trẻ ngày càng tăng cao (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim không đơn giản chỉ do nguyên nhân tắc động mạch vành. Chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây hình thành các mảng xơ vữa nhanh chóng và dẫn đến nhồi máu cơ tim ở người trẻ.
Có thể kể ra các nguyên nhân chính ở người trẻ thường gặp như:
nhoi mau co tim 3
Ảnh minh họa
– Stress: Tình trạng này kéo dài khiến thần kinh căng thẳng, kéo theo nguy hại đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch. Bệnh nhồi máu cơ tim ở người trẻ hoàn toàn có thể xuất phát từ nguyên nhân người bệnh thường xuyên stress, áp lực, căng thẳng…
– Thừa cân, béo phì: Thói quen ăn uống không lành mạnh, không đúng chế độ, dẫn đến béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi.
– Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu mà phần lớn người trẻ đều mắc phải, đặc biệt là nam giới. Hút thuốc lá không đơn thuần là gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các cơ quan khác, trong đó có hệ tim mạch.
Biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả
Để phòng tránh nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi hiệu quả, điều quan trọng cần làm là loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Một số thay đổi sau có thể giúp chúng ta có trái tim mạnh khỏe hơn:
nhoi mau co tim 4
Biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở người trẻ (Ảnh minh họa)
– Không hút thuốc lá: Đây là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và phòng tránh nhồi máu cơ tim, ung thư phổi cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
– Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp: Việc tăng cân sẽ kéo theo tăng hàm lượng cholesterol máu, gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, nhất là nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc quan trọng là giữ được cân nặng ở mức độ phù hợp. Nếu đang bị quá cân, hãy có kế hoạch giảm cân để có trái tim khỏe mạnh, phòng chống nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh khác;
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách phòng tránh nhồi máu cơ tim. Mỡ trong máu thường có xu hướng tăng lên khi tuổi cao. Chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp ngăn cản quá trình này. Cần khống chế loại thức ăn và lượng thức ăn ăn vào hằng ngày, chọn cách chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như: luộc, chần, hấp… hạn chế dùng đồ rán. Không ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim… Nên ăn nhiều rau, quả.
– Tập thể dục đều đặn có thể giúp phòng tránh nhồi máu cơ tim. Cố gắng tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 – 60 phút. Khi ở tuổi trung niên hoặc người cao tuổi và có bệnh tim hoặc một bệnh lý nào đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện;
– Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi… với những bệnh nhân thể trạng yếu, theo phương thức: luyện tập 30 giây đến vài phút rồi tạm nghỉ thời gian bằng hoặc dài gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp lại cho đến khi tổng thời gian tập luyện khoảng trên dưới 40 phút, đến khi thể lực được tăng cường có thể kéo dài hơn thời gian tập luyện.
– Tránh căng thẳng làm hại tim hoặc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Hãy thư giãn khi làm việc và cả những ngày nghỉ. Đây là một cách tốt để phòng tránh nhồi máu cơ tim;
– Hạn chế uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng cân nặng, tăng triglyceride máu và gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim;
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình người bị nhồi máu cơ tim.
Hoàng Ly (T/H) 
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM